Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19:
===Tàu 43===
Tàu ''43'' là một trong 4 con tàu vận chuyển vũ khí quân nhu vào [[Đức Phổ]] (43; 56; 164 và 235) tiếp tế cho chiến trường miền Nam trong [[Sự kiện Tết Mậu Thân|cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968]]. Bốn tàu ra đi nhưng chỉ có Tàu ''56'' trở về. ba chiếc còn lại đều đụng độ với [[tàu tuần duyên]] của [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa]] và phải phá hủy tàu.
 
Ngày 14/3/1967, tàu 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và Chính trị viên Trần Quốc Tuấn, được lệnh chở 50 tấn vũ khí vào Sa Kỳ - Quảng Ngãi. 2 giờ sáng ngày 18/3/1967, khi tàu còn cách Sa Kỳ vài chục hải lý, anh em trên tàu thấy tàu địch bám theo tàu ta, còn trên không thì máy bay địch quần thảo, thả pháo sáng liên hồi, làm sáng rực cả một vùng biển đêm. Trước tình hình nguy cấp trên, anh em thủy thủ trên tàu quyết định phá vòng vây đưa tàu vào bến. Khi phá vòng vây, 3 tàu chiến địch bám theo, tàu 43 buộc phải nổ súng và cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra sau đó. Tàu chiến địch gọi điện cho nhiều máy bay đến yểm trợ. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra 3 giờ liền, tàu ta bị trúng đạn nặng, tình thế mỗi lúc thêm bất lợi, nếu tiếp tục chiến đấu, trời sẽ sáng và nhất định địch sẽ tăng cường lực lượng vây tàu ta. Nhận định vậy nên cấp ủy và chỉ huy tàu quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Hủy tàu xong, anh em thủy thủ bơi vào bờ an toàn rồi tìm đường trở ra Bắc.
 
Ngày 27/2/1968, tàu 43 gồm 16 đồng chí được lệnh chở 37 tấn vũ khí vào bến Đức Phổ (Đội tàu 43, sau chuyến đi lần trước đã chiến đấu anh dũng với địch, hủy tàu và trở lại miền Bắc anh em trong tàu được nhận một tàu mới, vẫn mang tên 43). Tàu 43 vẫn do thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng và Chính trị viên Trần Quốc Tuấn chỉ huy. Ngày 29/2, khi tàu 43 đến gần bến Đức Phổ, cách bờ khoảng chục hải lý thì gặp cùng lúc 6 tàu địch và trực thăng tấn công tàu ta. Anh em trên tàu tổ chức đánh trả. Ta bắn rơi 1 trực thăng của địch, trong khi ta đã hy sinh 3 đồng chí: Vũ Văn Ruệ, Võ Nho Tòng và Phạm Văn Rai. Biết lực lượng địch đông, nếu tiếp tục chiến đấu địch có khả năng cướp tàu ta, nên chỉ huy lệnh cho anh em rút lên bờ và hủy tàu. Anh em còn lại trở về miền Bắc an toàn. Đây là lần thứ hai anh em chỉ huy, thủy thủ tàu 43 lại đi bộ, vượt Trường Sơn trở ra Bắc.