Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
 
'''Đêm chết chóc'''
 
Tàu không số “56” là một trong 4 con tàu nhận nhiệm vụ chở vũ khí vào tiếp tế cho quân và dân miền Nam trong dịp tết Mậu Thân 1968. Bến vào của tàu 56 là cửa biển Lộ Giao (Bình Định). Đêm ấy gió mùa nỗi lên rất to, sóng bạc đầu phủ trắng xoá mặt biển. Con tàu 56 chẳng khác nào chiếc võ tre bấp bênh trong dòng nước xoáy. Nhưng đã quá quen với điều kiện tác chiến nên các thuỷ thủ ai nấy đều kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến đấu nếu địch phát hiện ra vị trí thả hàng của ta (phương châm vào các bến Khu 5: hàng được thả xuống toạ độ, sau đó du kích đưa thuyền đánh cá ra vớt chở vào bờ)). Tàu 56 vẫn thẳng hướng bến Lộ Giao, và theo như lời thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba, còn có biệt danh Ba Râu (anh nhiều râu nên anh em thường gọi Ba Râu, nay đã mất vì bệnh hiểm nghèo) nếu không có gì cản trở thì tàu 56 sẽ vào bến trả hàng đúng giờ “G”. Nhưng thật bất ngờ, tàu đang ngon trớn và chỉ cách điểm thả hàng chừng 25 hải lý, thì trước hướng tiến của tàu xuất hiện những ánh đèn pha cực mạnh quét tới. Ban chỉ huy hội ý chớp nhoáng và quyết định cho tàu quay sang hướng khác; nhưng hướng khác cũng bị chúng nó chặn; lại một hướng khác nữa...cũng không tránh khỏi những con mắt cú võ...
 
 
- Tàu ta đã lọt vào vòng vây của chúng- thuyền trưởng nói.
 
 
- Ta phải hết sức bình tỉnh- CTV nhắc nhở.
 
 
- Hành động đối phó? thuyền truởng hỏi ban chỉ huy:
 
 
- Nếu chúng nó cố tình bắn tiêu diệt? ta đánh trả quyết liệt!
 
 
Những con tàu chiến Mĩ, nguỵ ngày một đến gần, nhiều ánh đèn pha cực mạnh như muốn khoét sâu vào các khoang hàng xem “tàu đánh cá” chở những gì?
 
Trước tình huống bất ngờ ấy, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba nói như hét với các cán bộ, thuỷ thủ: “Chuẩn bị chiến đấu!” Thực thi lệnh của chỉ huy, các vị trí khẩn trương tra kíp nổ vào các khối thuốc TNT, các quả bom chìm, khói mù và triển khai các khẩu súng: ĐKZ, B40, hoả tiển vác vai, lựu đạn chống tăng...sẵn sàng chờ lệnh! Tôi và hàng hải số 2 Hồ Văn Kiêm (nay là Đại tá, Lữ Đoàn trưởng TKS-đã nghỉ hưu) dưới sự chỉ huy của thuỷ thủ trưởng Nguyễn Văn Hoa, nhanh chóng hoàn tất mọi công việc và chỉ chờ lệnh điểm hoả!
Những khẩu pháo 14 ly 5, pháo 37 ly của địch không ngừng khạc ra những hòn đạn đỏ quạch tuôn tới tấp đến tàu 56. Nhưng phần nhiều chúng bắn vòng cầu chứ không bắn thẳng vào mục tiêu nên tàu 56 vẫn “sống” khoẻ. Ngoài tiếng súng, những ánh đèn pha cực mạnh mỏng, sắc như lưỡi gươm; cũng có thể ví như những tia chớp thè cái lưởi dài thật dẽ sợ. Tất cả, tất cả những thứ vũ khí đó, nó đều tập trung đến tàu 56.
Mặc! Tàu 56 vẫn kiên định lập trường thi gan với chúng. Đạn từ những con tàu Tuần dương lại tuôn xối xã đến tàu ta, nhiều thuỷ đã bị thương, y tá Trần Văn Việt không quản nguy hiểm chạy đến các vị trí băng bó, cầm máu cho từng người. Thuyền trưởng Ba nhìn xuống mặt boong thấy một số thuỷ thủ áo quần đã thấm máu, anh bặm môi, tay dơ cao định chém xuống và hô...bắn! Nhưng CTV Đỗ Như Sạn đã kịp giữ tay thuyền trưởng lại, nói như thét:
 
- Khoan! Anh Ba!
 
 
- Hãy chờ thêm ít phút!
 
 
- Đợi đến bao giờ nữa?
 
 
- Nó chưa chủ trương bắn tiêu diệt ta!
 
 
- Sao đồng chí biết?
 
 
- Nếu nó bắn tiêu diệt, thì chúng đã bắn ngay loạt đạn đầu!
 
 
- Thế CTV để anh em bị thương bao nhiêu người nữa? CTV Sạn chùng giọng: “Tôi biết anh rất thương đồng đội. Nhưng nhiệm vụ của ta không lấy chiến đấu làm chính, mà là mưu mẹo đánh lừa địch, giữ bí mật đến cùng con đường vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam”! Lại những quả đạn pháo 57 ly bắn đến tàu 56. Do cự li quá gần nên tiếng nổ đã kích nổi tàu 56 lên khỏi mặt nước, khiến cho cả khối thép uốn mình run bần bật theo vòng xoáy của chân vịt. Nguy cơ các khối bộc phá có thể tự kích nổ như một số tàu đã gặp! CTV Đỗ Như Sạn đề nghị với ban chỉ huy, là cho các vị trí rút kíp nổ ra khỏi các khối thuốc.Tàu địch lại bắn rát hơn.CTV Đỗ Như Sạn lại trấn an: “Các đồng chí cứ bình tỉnh, nó bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết!” Chúng tôi ai nấy như được tiếp thêm sức mạnh nên vững tin hơn. Đêm càng về khuya trời càng lạnh, sóng gió càng lớn khiến ai nấy run cầm cập, một số anh em yếu sóng nôn thốc nôn tháo.Tôi nhìn qua CTV Sạn thấy anh ói ra nước vàng, tự dưng nước mắt tôi chảy ra... Lại một chiếc Tuần dương nữa đến gần. Đêm tối chúng tôi nhìn nó như hòn đảo trôi, chạy cắt ngang hướng tiến tàu 56. Thuyền trưởng Ba thấy “ngon ăn” bèn nói với chiến sỹ hàng hải Phạm Phong Đê (anh đã hy sinh 1972), là cho máy tăng hết tốc độ lao thẳng vào nó! Nhưng CTV Đỗ Như Sạn đã kịp ngăn lại...Chúng lại tiếp tục bắn uy hiếp và đánh tín hiệu hỏi tàu ta mang quốc tịch nước nào? Chạy từ đâu tới? Chở hàng gì? Bắt ta phải dừng máy để chúng sang kiểm tra?...CTV Đỗ Như Sạn nói dứt khoát với báo vụ số 1: Nguyễn Văn Nghiệp, là không được trả lời! Nếu trả lời thì nó sẽ truy tận gốc, trốc tận rễ, rồi vô tình ta tự bạch với nó là “con ở bụi này”...
Nhưng các thủy thủ đều nghĩ, sớm muộn gì thì cũng đánh nhau! Cũng hy sinh thôi, bởi chúng đã bắt quả tang tàu “đánh cá” của ta đã vào sâu trong bến Lộ Giao- vùng quản lý của quân giải phóng. Thế nhưng CTV Sạn, với phương châm còn đánh lừa được địch thì còn thi gan, đấu trí với nó. Một số thuỷ thủ lại trúng đạn thù nhưng chưa nặng, còn chiến đấu tốt. Tâm lý lúc này ai cũng muốn được nổ súng, ai cũng muốn được làm nên một phút huy hoàng trước khi chết. Nhưng đối với CTV Đỗ Như Sạn, thì anh cho cái chết lúc này chưa cần thiết; bởi nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam đang cần đến những con người và những con tàu... Mặt khác nói đến cái chết sợ anh em hoang mang ảnh hưởng đến sức chiến đấu, nên anh giữ bí mật cả những cái túi nilon (quan tài lính TKS) mang theo chuyến này; đến cả những bức điện từ căn cứ gữi đến thông báo về chiến sự của các tàu: T235 vào bến Vũng Rô, T165 vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) và T43 vào bến Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã bị định bắn chìm, có tàu đã hy sinh không còn một ai...