Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
- Nếu chúng nó cố tình bắn tiêu diệt? ta đánh trả quyết liệt!
 
Những con tàu chiến Mĩ,đối nguỵphương ngày một đến gần, nhiều ánh đèn pha cực mạnh như muốn khoét sâu vào các khoang hàng xem “tàu đánh cá” chở những gì?
 
Trước tình huống bất ngờ ấy, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Ba nói như hét với các cán bộ, thuỷ thủ: “Chuẩn bị chiến đấu!” Thực thi lệnh của chỉ huy, các vị trí khẩn trương tra kíp nổ vào các khối thuốc TNT, các quả bom chìm, khói mù và triển khai các khẩu súng: ĐKZ, B40, hoả tiển vác vai, lựu đạn chống tăng...sẵn sàng chờ lệnh! Tôi và hàng hải số 2 Hồ Văn Kiêm (nay là Đại tá, Lữ Đoàn trưởng TKS-đã nghỉ hưu) dưới sự chỉ huy của thuỷ thủ trưởng Nguyễn Văn Hoa, nhanh chóng hoàn tất mọi công việc và chỉ chờ lệnh điểm hoả!
 
Những khẩu pháo 14 ly 5, pháo 37 ly của địch không ngừng khạc ra những hòn đạn đỏ quạch tuôn tới tấp đến tàu 56. Nhưng phần nhiều chúng bắn vòng cầu chứ không bắn thẳng vào mục tiêu nên tàu 56 vẫn “sống” khoẻ. Ngoài tiếng súng, những ánh đèn pha cực mạnh mỏng, sắc như lưỡi gươm; cũng có thể ví như những tia chớp thè cái lưởi dài thật dẽ sợ. Tất cả, tất cả những thứ vũ khí đó, nó đều tập trung đến tàu 56.
 
Mặc! Tàu 56 vẫn kiên định lập trường thi gan với chúng. Đạn từ những con tàu Tuần dương lại tuôn xối xã đến tàu ta, nhiều thuỷ đã bị thương, y tá Trần Văn Việt không quản nguy hiểm chạy đến các vị trí băng bó, cầm máu cho từng người. Thuyền trưởng Ba nhìn xuống mặt boong thấy một số thuỷ thủ áo quần đã thấm máu, anh bặm môi, tay dơ cao định chém xuống và hô...bắn! Nhưng CTV Đỗ Như Sạn đã kịp giữ tay thuyền trưởng lại, nói như thét:
 
Hàng 64 ⟶ 66:
Nhưng các thủy thủ đều nghĩ, sớm muộn gì thì cũng đánh nhau! Cũng hy sinh thôi, bởi chúng đã bắt quả tang tàu “đánh cá” của ta đã vào sâu trong bến Lộ Giao- vùng quản lý của quân giải phóng. Thế nhưng CTV Sạn, với phương châm còn đánh lừa được địch thì còn thi gan, đấu trí với nó. Một số thuỷ thủ lại trúng đạn thù nhưng chưa nặng, còn chiến đấu tốt. Tâm lý lúc này ai cũng muốn được nổ súng, ai cũng muốn được làm nên một phút huy hoàng trước khi chết. Nhưng đối với CTV Đỗ Như Sạn, thì anh cho cái chết lúc này chưa cần thiết; bởi nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam đang cần đến những con người và những con tàu... Mặt khác nói đến cái chết sợ anh em hoang mang ảnh hưởng đến sức chiến đấu, nên anh giữ bí mật cả những cái túi nilon (quan tài lính TKS) mang theo chuyến này; đến cả những bức điện từ căn cứ gữi đến thông báo về chiến sự của các tàu: T235 vào bến Vũng Rô, T165 vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) và T43 vào bến Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã bị định bắn chìm, có tàu đã hy sinh không còn một ai...
Dẫu biết ngàn cân treo sợi tóc, sự sống của con tàu và 17 thuyền viên rất mong manh, nhưng CTV Sạn vẫn đặt nềm tin vào thắng lợi! Nếu thắng được trận này- anh nghĩ, ta sẽ rút ra được bài học “ứng xử trên biển đông” cho các con tàu trong đơn vị, lấy đó làm phương châm hành động.cho những chuyến đi sau “Sự kiện Vũng Rô-1968”, mà anh em hay nói đùa: “một đi không trở lại”...
 
Trời càng sáng dần, tàu địch đã bớt hung hăng, thuyền trưởng Ba cho tàu ta quay ra biển đông, đi hướng 90 độ. Theo sự chỉ đạo của Căn cứ và đối sách của cấp uỷ tàu: Khẩn trương kéo những tấm lưới đánh cá phủ lên các khẩu pháo, phủ kín các hầm hàng; đồng thời cho thuỷ thủ lấy những con cá gỗ ra móc lên các mảng lưới để đánh lừa địch.Các thuỷ thủ còn kéo lá cờ “mặt trời” của Nhật lên trên cột cao nhất ..Làm xong mọi công việc nghi trang thì trời sáng bảnh. Lúc này bầy tàu chiến đã tản bớt, chỉ còn 3 tàu Tuần dương, sơn màu ghi xám, to như những hòn đảo nổi, và ba chiếc máy bay đen sì của Hạm đội 7 Mĩ vẫn bám theo “con mồi”; nếu bây giờ trí óc tôi không lẫn, thì các con tàu đó có số hiệu: 2882, 2884 và 2886: (qua bài viết này, những người lính Mĩ nếu có điều kiện và còn sống, thì xin liên hệ gặp lại nhau cho vui- N.V).
 
Theo chỉ đạo của căn cứ, tàu 56 vẫn tiếp tục chạy ra biển đông mà hướng đến là đảo Ô-Ki-Na-Oa Nhật Bản. Tuy thế 3 tàu Tuần dương và mấy chiếc máy bay Mĩ vẫn đeo bám dai như đỉa đói, làm cho những chiến binh trên những chiến hạm đó chừng như đã quá mệt mỏi, nên các pháo thủ đều nằm gục lên bệ pháo, chẳng thèm nhìn ngó đến tàu chúng tôi. Dẫu thế, các thuỷ thủ của ta vẫn đề cao cảnh giác: vừa thả câu, vừa vá lưới và luôn thường trực bên các khẩu pháo để khi cần là nổ súng...
 
Hết một đêm căng thẳng, đến một ngày sóng gió phủ phàng, tàu 56 vẫn vững vàng hành tiến. Lại một ngày đêm nữa trôi qua. Rồi một ngày đêm nữa...Đến sáng ngày thứ tư, khi tàu 56 sắp vào vùng biển Nhật Bản, thì 3 con tàu Tuần dương và mấy chiếc phi cơ chiến đấu Mĩ mới từ bỏ hẳn con mồi.
Từ ngày thứ tư trở đi, chúng tôi ai nấy thở phào nhẹ nhỏm, bởi đã thoát được cái chết. Tàu 56 lại quay hướng về căn cứ mang theo 17 thuỷ thủ, tuy có bị thương nhưng sức khoẻ vẫn còn có khả năng nhận nhiệm vụ đi tiếp...