Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lữ đoàn 125 Hải quân nhân dân Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27:
Tàu ''54'' thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 125. Vào tháng 9 năm 1970, tàu chở 70 tấn vũ khí, xuất phát tại [[Cảng K35]] [[Hải Phòng]] đi [[Rạch Gốc]], [[Cà Mau]]. Chỉ huy của tàu bao gồm Thuyền trưởng Hai Đặng, Chính trị viên Hai Hiệu và hai phó thuyền trưởng là Chử Thái Bình và Đồng Xuân Chế. Để tạo yếu tố bí mật bất ngờ, tàu đi qua đảo [[Hải Nam]], dọc theo tuyến phía Đông quần đảo [[Trường Sa]] tiếp giáp [[Philippines]]. Tàu ''54'' gặp cơn bão số 8 tại hải phận Philippines và bị sóng đánh gãy 2 vây giảm lắc, khiến tàu rất tròng trành. Cơn bão làm việc xác định vị trí tàu bằng thiên văn không thể thực hiện được, buộc thủy thủ đờn phải dùng phương pháp tính nhích dần để xác định vị trí tàu. Sau hơn một ngày vật lộn với bão biển, tàu gần như không thể đi tiếp, tình thế trở nên gay go. Thủy thủ đoàn quyết định gọi điện vô tuyến về [[Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Bộ Quốc phòng]] xin chỉ thị trực tiếp của [[Võ Nguyên Giáp|Đại tướng Võ Nguyên Giáp]]. Do có bão lớn nên [[Hạm đội 7]] và [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa]] đã nới lỏng kiểm soát trên biển, trở thành một thuận lợi lớn cho Tàu ''54''. Họ chuyển hướng về phía bến nhưng thời thiết quá phức tạp không thể xác định được vị trí tàu, phải tiếp tục dùng phương pháp nhích dần. Theo dự tính của thủy thủ đoàn: 3 giờ sáng thì tàu vào đến bến đón; song đến 6 giờ tàu vẫn chưa phát hiện được bến, đến 7h giờ sáng thì họ nhận ra mình đang ở ở ven bờ [[Cà Mau]]. Tình huống nguy hiểm ngoài dự kiến do đơn vị đảm nhiệm ở bến đón để dẫn đường chờ quá thời gian hiệp đồng đã rút đi. Tàu nằm lộ liễu ở ven bờ, nếu bị đối phương phát hiện được thì vô cùng nguy hiểm. Họ nhanh chóng tự tìm rạch để vào bến. Lúc đó máy bay của [[Không lực Việt Nam Cộng hòa]] từ sân bay [[Bạc Liêu]] gần đó cất cánh đi tuần tra ven biển. Thật may mắn cho thủy thủ đoàn vì đối phương không phát hiện ra tàu. Một giờ sau đó họ đưa tàu vào bến an toàn và tiến hành ngụy trang. Một tuần sau đó, họ được lệnh trở về miền Bắc. Tình huống bất ngờ nguy hiểm khác lại sảy ra. Vào lúc 19 giờ khi tàu được lệnh dỡ bỏ ngụy trang, một thuyền máy đuôi tôm [[B10]] của bến bỗng nhiên bốc cháy, đạn dược trên đó nổ tạo ra một quầng lửa sáng rực. Tiếng đạn nổ và vùng lửa sáng làm máy bay tại sân bay gần đó nhanh chóng cất cánh lùng sục. Thủy thủ đoàn lái tàu khẩn trương rời khỏi khu vực nguy hiểm. Khi họ vừa ra khỏi rạch thì máy bị bay đối phương phát hiện bám sát, ngoài biển đèn pha trên tàu chiến và tàu tuần duyên [[Việt Nam Cộng hòa]] quét vào bờ tìm kiếm. Thủy thủ đoàn cho tàu bám bờ đi theo hướng [[Gành Hào]], lợi dụng tuyến bờ che lấp mục tiêu tránh ra đa đối phương phát hiện. Khoảng 1 giờ 30 phút sau, Tàu ''54'' tạm thoát khỏi nguy hiểm. Tàu đi về hướng Đông Đông Bắc, 6 giờ sáng ra đến hải phận quốc tế. 7 giờ sáng có tàu lạ bám theo cả ngày, và đêm hôm đó một chiếc máy bay thay thế. Họ bình tĩnh tiếp tục hành trình coi như không có gì xảy ra cho tới khi đối phương rời bỏ. Tàu ''54'' an toàn trở về sau hơn một tháng hành trình.
 
<gallery>
http://1.bp.blogspot.com/_hatz2OBnU34/TFIReNkEgNI/AAAAAAAAARI/jsrfh6lBvJ0/s1600/7.jpg
Tập tin:Ví dụ.jpg|Chú thích 2
</gallery>
===Tàu 56===
Bến Lộc An nay thuộc xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn 125 HQ đã tổ chức 3 chuyến tàu cặp bến thành công, vận chuyển 109 tấn vũ khí, kịp thời trang bị cho quân dân các tỉnh miền Đông, Khu 6 tham gia các chiến dịch, góp phần làm nên chiến thắng như trận Bình Giã, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bầu Bàng (1965. Trong ba chuyến tàu có hai chuyến do tàu 56 đã thực hiện an toàn vận chuyển vũ khí kịp thời cho các chiến dịch: