Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Duy Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
| cỡ hình=150px}}
 
'''Duy Tiên''' là một [[huyện]] nằm ở phía bắc của tỉnh [[Hà Nam]], là cửa ngõ phía Nam thủ đô [[Hà Nội]]. Duy Tiên là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh [[Hà Nam]].
 
==Điều kiện tự nhiên==
Dòng 74:
Sau năm 1954, huyện Duy Tiên có 27 xã: Bạch Thượng, Châu Sơn, Chuyên Mỹ, Chuyên Nội, Đọi Sơn, Duy Hải, Duy Minh, Mộc Bắc, Mộc Nam, Thắng Lợi, Thành Công, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Hồng, Tiên Hòa, Tiên Hương, Tiên Lý, Tiên Minh, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Tiên Phong, Tiên Tân, Tiên Thái, Tiên Thắng, Tiên Yên, Trác Bút, Yên Hà.
 
Ngày 25-/4-/1967, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 163-NV hợp nhất một số xã thuộc huyện Duy Tiên. Theo đó, hợp nhất hai xã Chuyên Mỹ và Yên Hà thành một xã lấy tên là xã Chuyên Ngoại; hợp nhất hai xã Thắng Lợi và Thành Công thành một xã lấy tên là xã Trác Văn; hợp nhất hai xã Tiên Hương và Tiên Minh thành một xã lấy tên là xã Yên Nam; hợp nhất hai xã Tiên Hồng và Tiên Hòa thành một xã lấy tên là xã Lam Hạ; hợp nhất hai xã Tiên Thái và Tiên Lý thành một xã lấy tên là xã Hoàng Đông.
 
Ngày 18-/12-/1976, Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định 1507-TTCP hợp nhất một số xã thuộc huyện Duy Tiên. Theo đó, hợp nhất 2 xã Tiên Thắng và Tiên Yên thành một xã lấy tên là xã Yên Bắc; hợp nhất 2 xã Trác Bút, Chuyên Nội và thôn Duyên Giang (xã Tiên Yên) thành một xã lấy tên là xã Châu Giang.
 
Ngày 10-/1-/1984, thành lập thị trấn Đồng Văn trên cơ sở 15 ha diện tích tự nhiên của xã Duy Minh và 130 ha diện tích tự nhiên của xã Hoàng Đông.
 
Ngày 1-/4-/1986, thành lập thị trấn Hòa Mạc - thị trấn huyện lị của huyện Duy Tiên - trên cơ sở 46,68 ha diện tích tự nhiên của xã Yên Bắc và 122,31 ha diện tích tự nhiên của xã Trác Văn.
 
Cuối năm 1999, huyện Duy Tiên có 2 thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn và 20 xã: Bạch Thượng, Châu Giang, Châu Sơn, Chuyên Ngoại, Đọi Sơn, Duy Hải, Duy Minh, Hoàng Đông, Lam Hạ, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Tiên Phong, Tiên Tân, Trác Văn, Yên Bắc, Yên Nam.
 
Ngày 25-/9-/2000, xã Lam Hạ được sáp nhập vào [[Phủ Lý|thị xã Phủ Lý]]. Huyện còn lại 2 thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn và 19 xã: Bạch Thượng, Châu Giang, Châu Sơn, Chuyên Ngoại, Đọi Sơn, Duy Hải, Duy Minh, Hoàng Đông, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Tiên Phong, Tiên Tân, Trác Văn, Yên Bắc, Yên Nam.
 
Ngày 23-/7-/2013, một phần diện tích và dân số của huyện Duy Tiên gồm 1.673,79 ha diện tích tự nhiên và 12.417 người (các xã Tiên Tân, Tiên Hiệp và Tiên Hải) được điều chỉnh về [[thành phố Phủ Lý]].<ref name="NQ89">[http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-89-NQ-CP-nam-2013-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-mo-rong-thanh-pho-Phu-Ly-vb201890.aspx Nghị quyết 89/NQ-CP] ngày 23 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam.</ref>. Huyện Duy Tiên còn lại 2 thị trấn và 16 xã, giữ ổn định cho đến nay.
 
Ngày 08/02/2018, huyện Duy Tiên được công nhận đạt chuẩn [[đô thị loại IV]].
Dòng 130:
*Tạ Đình Huy (1474 - 1542): Năm 38 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Đồng Thuận 3 (1511) thời vua Lê Tương Dực cùng khoa thi với Trần Bích Hoành, làm quan chức cấp sự trung. Có tên ở bia Đề danh tiến sĩ [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám]], [[Hà Nội]] dựng ngày 15 tháng 3 (1511). Quê xã Hồng Khê, nay thuộc xã [[Yên Bắc]], huyện Duy Tiên.
*Trương Minh Lượng (1636 - ?): Quê xã Nguyễn Xá, nay là thôn Nguyễn, xã [[Tiên Nội]], huyện Duy Tiên. Năm 65 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700) thời vua Lê Hy Tông, truy phong Thiếu bảo hoành nguyên hầu, chức Tự Khanh. Ông có tên ở bia Đề danh tiến sĩ ở [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám]], [[Hà Nội]].
*[[Lê Trọng Thứ]] (1694 - 1782): Người xã Diên Hà, huyện Diên Hà, nay là huyện [[Hưng Hà]], tỉnh [[Thái Bình]]), là cha của tiến sĩ [[Lê Quý Đôn]]. Ông kết duyên với bà Trương Thị Ích là con gái thứ 3 tiến sĩ Trương Minh Lượng. Ông có nhiều công lao, được dân làng Khả Duy, xã [[Mộc Bắc]], huyện Duy Tiên thờ làm thành hoàng sống và lập đền thờ, ở đình làng Khả Duy hiện nay thờ ông bằng tượng. Theo dân làng cho biết được sự đồng ý của ông, dân làng dùng 72 viên gạch Bát Tràng để tạo tượng, khi ông còn sống vào năm 72 tuổi.
*[[Lê Quý Đôn]] (1726 - 1782): Là con trai trưởng của tiến sĩ [[Lê Trọng Thứ]], cháu ngoại tiến sĩ Trương Minh Lượng. Đỗ bảng nhãn khoa Nhâm Thân, niên hiệu Cảnh Hưng  thứ 23, thời vua Lê Hiển Tông (1762).
*[[Trần Khánh Dư]] (1240 - 1340): Võ tướng thời [[Nhà Trần]], ông tổ nghề dệt lụa Nha Xá, xã [[Mộc Nam]], huyện Duy Tiên. Là danh tướng tài ba trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, [[Trần Khánh Dư]] được phong thái ấp ở vùng Nha Xá, Duy Tiên. Sau chiến thắng giặc Mông – Nguyên lần thứ ba, ông trở lại làng Nha Xá, vào chùa tu hành. Trong thời kỳ này, ông đã truyền nghề dệt cho người dân làng Nha Xá. Ban đầu là dệt săm vặn làm vợt vớt cá (Nha Xá có nghề vớt cá bột sông Hồng về nuôi thành cá giống ở ao), sau đó dần phát triển thành nghề dệt lụa như ngày nay.
Dòng 138:
 
=== [[Chùa Long Đọi]] ===
Chùa Long Đọi Sơn (xã [[Đọi Sơn]], huyện Duy Tiên, tỉnh [[Hà Nam]]) có tên chữ là Diên Linh tự. Chùa do [[Lý Thánh Tông]] và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiên sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng). Đến đời [[Lý Nhân Tông]], nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng. Chùa quay về hướng nam, đúng như câu tục ngữ: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương lưu truyền vạn đại". Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của [[Lý Nhân Tông]] trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước. Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi.
 
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời [[Mạc Mậu Hợp]], tức là gần 170 năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới "dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ".
 
Vào năm [[Tự Đức]] thứ 13 (1860), chùa Long Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc.
 
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân xã [[Đọi Sơn]] nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.
 
=== Đền Lảnh Giang ===
Đền Lảnh Giang (thuộc xã [[Mộc Nam]], huyện Duy Tiên, tỉnh [[Hà Nam]]) thờ Tam vị danh thần đời [[Hùng Vương]] thứ 18 có công giúp vua [[Hùng Vương thứ XVIII|Hùng Duệ Vương]] chống lại [[An Dương Vương|Thục Phán]]. Ðền Lảnh Giang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 3.000 m², bao quanh là không gian xanh của vườn nhãn, đầm sen, bến nước. Cửa đền hướng ra dòng sông Hồng mênh mông sóng nước.
 
Sau nhiều lần tu sửa, kiến trúc đền hiện nay gồm các công trình: hồ bán nguyệt, tam quan và đền chính. Hồ bán nguyệt được trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là ngọn bảo tháp 2 tầng và cây cầu cong tạc hình “lưỡi long hướng địa” nối bảo tháp với tam quan. Tam quan đền xây theo kiểu chồng diêm tám mái với các đầu đao cong vút đắp nổi hình đầu rồng, đan xen là mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Ðền chính có kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung đường được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.
Dòng 155:
Hàng năm, đền Lảnh Giang tổ chức hai kỳ Lễ hội, từ ngày 2 – 5/6 âm lịch và 20/8 âm lịch. Bên cạnh các nghi thức tế lễ, rước thánh, còn có phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như: chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thi thổi cơm trên quang gánh, diễn tập trận giả, hát chầu văn, thi bơi chải trên sông Hồng...
 
*Đình [[Ngọc Động]] (làngthôn [[Ngọc Động]], xã [[Hoàng Đông]]): Thờthờ Phạm Phúc tướng công thời [[Hùng Vương]], làng có nghề mây giang đan tryềntruyền thống.
*[[Đình Động Linh]] (thôn Động Linh, xã [[Duy Minh]]): đình chính thờ Phạm Phúc tướng công thời [[Hùng Vương]], đến năm 2010, Đìnhđình Động Linh mới tìm lại được sắc phong sau nhiều năm bị thất lạc.
* Đền Huê Sen - Nằm dọc đê sông Hồng thuộc địa phận thôn Dỹ Phố - Mộc bắc - Duy tiên - Hà nam
*[[Đình Lũng Xuyên]] (thôn Lũng Xuyên, xã [[Yên Bắc]]): thờ vị anh hùng dân tộc [[Lý Thường Kiệt]], tại đây còn có nhà lưu niệm đồng chí [[Nguyễn Hữu Tiến]], người vẽ Quốc kỳ [[Việt Nam]].
* Chùa Linh Quy Tự - Là một ngôi chùa cổ được xây dựng hàng trăm năm nay. Thuộc địa phận Thôn Dỹ Phố
*Đình Ngô Xá (thôn Ngô Xá, xã [[Tiên Nội]]): thờ Đức Chúa Phạm Thị Hồng (thời Tiền Lê thế kỷ thứ 11) cùng hai Đức Thánh: Nhất Vị Không Vị Đại Vương và Nhất Vị Không Hoàng Đại Vương (là hai vị tướng phò tá vua [[Trần Nhân Tông]], cùng Hưng Đạo Đại Vương [[Trần Quốc Tuấn]]). Trải qua nhiều triều đại, đình đã có 9 đạo sắc phong cho hai Đức Thánh.
*[[Đình Lũng Xuyên]], nơi [[Nguyễn Hữu Tiến (nhà cách mạng)|chí sĩ Nguyễn Hữu Tiến]] đã vẽ lên lá [[quốc kỳ Việt Nam|cờ Việt Nam]]
*Đình Tường Thụy (thôn Tường Thụy, xã [[Trác Văn]]): thờ công đồng lục vị thành hoàng làng (gồm năm vị tướng tài và một hoàng phi thời [[Hùng Vương]]).
*[[Đền Thôn Câu Tử]], xây dựng cách đây rất nhiều năm{{fact|date = ngày 6 tháng 1 năm 2013}}<!-- bao nhiêu năm? -->, nay đã được sửa sang, nằm cạnh sông Châu Giang
*Đình Khả Duy (thôn Khả Duy, xã [[Mộc Bắc]]): là nơi thờ Thành hoàng [[Lê Trọng Thứ]].
*[[Đình Trung Gián Đông]] nằm trên [[Thôn Trung Gián Đông]] tại xã [[Châu Giang (định hướng)|Châu Giang]].
*Đình Lê Xá (thôn Lê Xá, xã [[Châu Sơn]]): thờ tiến sỹ [[Lý Trần Thản]], từng giữ chức thượng thư [[Bộ Binh]].
*[[Đình Động Linh]] (xã [[Duy Minh]]): Là đình chính thờ Phạm Phúc tướng công thời [[Hùng Vương]], đến năm 2010 Đình Động Linh mới tìm lại được sắc phong sau nhiều năm bị thất lạc.
*Đình đá Tiên Phong: thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của [[Hai Bà Trưng]].
*Chùa Bạch Liên: thuộc địa phận thôn Tường Thụy, xã [[Trác Văn]], huyện Duy Tiên.
*[[ĐìnhChùa TrungKhánh GiánLong: Đông]]thuộc nằmđịa trênphận [[Thônthôn TrungBút Gián Đông]] tạiThượng, xã [[Châu Giang (định hướng)|Châu Giang]], huyện Duy Tiên.
 
== Trường học ==