Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết ưu sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 137:
 
===Úc===
Những chính sách về loại bỏ những đứa trẻ lai thổ dân bắt nguồn từ ý tưởng dựa vào học thuyết Ưu sinh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở [[Úc]], trong đó cho rằng người thổ dân thuần chủng không có khả năng tự tồn tại và không thể tránh khỏi bị tuyệt diệt, ở thời điểm dân số thổ dân bản địa cũng đang chết dần chết mòn do các dịch bệnh lây mà dân di cư châu Âu mang tới.<ref name=McG>Russell McGregor, ''Imagined Destinies. Aboriginal Australians and the Doomed Race Theory, 1880–1939'', Melbourne: MUP, 1997</ref> Một hệ tư tưởng thời điểm đó cho rằng loài người có thể được phân chia thành cấp bậc theo mức độ văn minh. Quan niệm này cho rằng người Bắc Âu thuộc văn minh thượng đẳng và người thổ dân là người hạ đẳng. Theo quan điểm đó, người số lượng trẻ lai ngày càng gia tăng ở Úc nên phát triển trong các cộng đồng riêng của họ, cộng đồng người da trắng hoặc cộng đồng người thổ dân, tùy thuộc vào dòng dõi chiếm ưu thế.<ref>McGregor (1997: 151)</ref>
 
Trong đầu thế kỷ 20, điều này đã dẫn đến các chính sách và điều luật nhằm tách biệt trẻ em khỏi các bộ tộc của chúng.<ref>[http://nla.gov.au/nla.aus-vn672744-2x Aborigines Act of 1904]</ref> Mục tiêu là nhằm đồng hóa văn hóa những người lai để hòa nhập vào trong xã hội Úc đương thời. Điều luật được thông qua ở các bang và lãnh thổ Úc vào đầu thế kỷ 20 trao cho thổ dân quyền giám hộ cho đến mười sáu hoặc hai mươi mốt tuổi. Cảnh sát và các cơ quan khác có quyền định vị và chuyển giao trẻ em lai, từ cộng đồng hòa nhập vào các thể chế. Tại các bang và lãnh thổ ở Úc, các cơ quan dành cho người lai được thành lập trong những thập kỷ đầu thể kỷ 20 nhằm tiếp nhận những đứa trẻ bị cách biệt này.<ref>[http://www.tim-richardson.net/misc/stolen_generation.html Stolen Generation by Tim Richardson]</ref><ref>[http://www.austlii.edu.au/au/special//rsjproject/rsjlibrary/hreoc/stolen/stolen13.html Human Rights and Equal Opportunity Commission – Bringing them Home – The Report]</ref>
 
[[A.O. Neville]] được bổ nhiệm làm ''Tổng Bảo hộ Thổ dân'' (Chief Protector of Aborigines). Trong một phần tư tiếp theo của thế kỷ, ông chịu trách nhiệm thực thi chính sách "đồng hóa" và tách biệt những đứa trẻ lai thổ dân khỏi bố mẹ chúng. Chính sách này đã tạo ra cái gọi là [[những thế hệ bị đánh cắp]] và ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ sau này. Năm 1936, Neville trở thành Ủy viên các Vấn đề Bản địa, ông giữ vị trí này cho đến khi nghỉ hưu năm 1940.
 
Neville tin rằng sự đồng hóa về sinh học chính là chìa khóa để 'nâng cấp chủng tộc bản địa'. Phát biểu năm 1934 trước [[Ủy ban Hoàng gia Moseley]], ủy ban có nhiệm vụ điều tra việc quản lý người thổ dân, Neville bảo vệ các chính sách ép buộc định cư, tách biệt trẻ em khỏi cha mẹ, giám sát, kỷ luật và trừng phạt. Trong những năm cuối sự nghiệp, Neville vẫn tích cực thúc đẩy các chính sách của mình. Đến cuối sự nghiệp, Neville xuất bản một bài viết tựa đề "''Cộng đồng thiểu số da màu Úc''" (Australia's Coloured Minority), trong đó nêu rõ kế hoạch về việc đồng hóa sinh học người thổ dân vào cộng đồng da trắng ở Úc.<ref>{{cite book | last=Jacobs | first=Pat | title=Mister Neville, A Biography | publisher=Fremantle Arts Centre Press | isbn=0-949206-72-5 | year=1990}}</ref><ref>{{cite book | last=Kinnane| first=Stephen | title=Shadow Lines | publisher=Fremantle Arts Centre Press | isbn=1-86368-237-6 | year=2003}}</ref>
 
===Canada===