Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết ưu sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Parkjunwung (thảo luận | đóng góp)
Dòng 153:
 
===Đức===
[[Hình:EnthanasiePropaganda.jpg|nhỏ|phải|Khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình "chết êm ái" của Đức Quốc xã, nội dung: "Người này bị khuyết tật di truyền đang làm hao tốn 60.000 Reichsmark của cộng đồng trong suốt cuộc đời của ông ta. Hỡi những đồng bào Đức, đây cũng chính là tiền của các bạn."]]
[[Đức Quốc xã]] dưới thời [[Adolf Hitler]] nổi tiếng với những chương trình ưu sinh với mục tiêu duy trì một dân tộc Đức thuần chủng thông qua một loạt các chương trình với khẩu hiểu [[thanh trừng chủng tộc]]. Đức Quốc xã thực hiện một loại những thí nghiệm lên người sống để kiểm tra các lý thuyết di truyền, từ các thí nghiệm kiểm tra các đặc điểm thể chất đơn giản tới những thí nghiệm của [[Josef Mengele]] và [[Otmar von Verschuer]] đối với những cặp song sinh tại các trại tập trung. Trong thập niên 1930 và 1940, chế độ Phát xít đã thực hiện triệt sản ép buộc với hàng trăm nghìn người mà chúng coi là không để sức khỏe thể chất và tinh thần, 400.000 là con số ước tính trong giai đoạn từ 1934 tới 1937. Chương trình của Phát xít đã thúc đẩy một nhà ủng hộ ưu sinh Mỹ tìm cách mở rộng chương trình với lý do là "Người Đức đang đánh bại chúng ta trong chính trò chơi của chúng ta".
 
Chế độ Phát xít giết hại hàng chục nghìn người tàn tật được đưa vào cơ sở từ thiện thông qua các chương trình "[[chết êm ái]]" ép buộc như [[Aktion T4]]. Các phương thức giết người phát triển thông qua chính sách chết êm ái đã dẫn đến việc mở rộng áp dụng tại các [[trại tập trung]] và [[trại diệt chủng]], đặc biệt là việc sử dụng [[cacbon mônôxít]] và [[hidro xyanua]] trong [[Zyklon B]].
 
Họ cũng thực hiện một số chính sách ưu sinh dương, bao gồm việc trao thưởng cho những phụ nữ [[Aryan]] có nhiều con và khuyến khích việc sinh con không chính thống (con hoang) của những phụ nữ độc thân "thuần chủng". Các cáo buộc cho rằng những phụ nữ như vậy bị làm cho thụ thai bởi các sĩ quan [[Schutzstaffel|SS]] trong chương trình ''[[Lebensborn]]'' đã không được chứng minh trong tòa án Nuremberg. Tuy nhiên, các bằng chứng mới (và lời khai của những đứa trẻ Lebensborn) đã cung cấp những chi tiết mới về các hoạt động trong Lebensborn.
 
Ngoài ra, những trẻ em có "giá trị chủng tộc" từ các quốc gia bị chiếm đóng cũng bị tách biệt khỏi cha mẹ và được người Đức nhận nuôi. Rất nhiều quan ngại về ưu sinh và thanh trừng chủng tộc cũng được thể hiện qua việc sát hại có hệ thống hàng triệu người "không mong muốn", đặc biệt là [[người Do Thái]], [[người Di-gan]] trong [[Holocaust]]. Phạm vi và tính cưỡng bách trong các chương trình ưu sinh của Đức Quốc xã đã tạo ra một sự gắn kết không thể gột sạch giữa thuyết ưu sinh và [[Đức Quốc xã]] trong các năm hậu chiến.
 
Hai học giả, [[John Glad]] và [[Seymour W. Itzkoff]] thuộc [[Đại học Smith]], đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa thuyết ưu sinh và Holocaust. Họ lý luận rằng, đối nghịch với niềm tin phổ biến, Hitler không coi người Do Thái là chủng người hạ đẳng về trí tuệ và không đưa người Do Thái vào trại tập trung vì những lý do này. Họ cho rằng Hitler có những lý do khác cho các chính sách diệt chủng người Do Thái. [[Seymour W. Itzkoff]] viết rằng Holocaust là một chương trình "nhằm giải thoát châu Âu khỏi những người thiểu số về số lượng và chính trị có trí tuệ cao đang thách thức sự thống trị của những người theo Kitô giáo".
 
===Nhật Bản===