Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 201:
Về phía [[Việt Nam]], do phần lớn các [[quân đoàn]] chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở [[Campuchia]] nên phòng thủ ở biên giới với [[Trung Quốc]] chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của [[Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân khu I]] và [[Quân khu 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam|II]] cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ. Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía [[Việt Nam]] đóng ở biên giới Việt-Trung là [[Sư đoàn 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Sư đoàn 3]] (đóng tại [[Lạng Sơn]]) và Sư đoàn 316A (đóng tại [[Sa Pa]]), ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở [[Quảng Ninh]], 345 ở [[Lào Cai]], 326 ở [[Phong Thổ]], [[Lai Châu]]. Sư đoàn 346 đóng tại [[Cao Bằng]] nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng biên giới có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên [[Lạng Sơn]] tiếp viện.<ref>{{chú thích sách|title=Việt Nam 1945-1995|author=Lê Xuân Khoạ|publisher=Bethesda, MD: Tiên Rồng|year= 2004|pages= 211}}</ref> Lực lượng độc lập gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.<ref name=Bui424/> [[Quân đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 1]] vẫn đóng quanh [[Hà Nội]] đề phòng [[Trung Quốc]] đổi ý tiến sâu vào trung châu. Ngày [[27 tháng 2]], [[Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân đoàn 2]] là chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động về để bảo vệ miền Bắc, đến ngày [[5 tháng 3]] bắt đầu triển khai trên hướng [[Lạng Sơn]], nhưng chưa kịp tham chiến thì [[Trung Quốc]] tuyên bố rút quân.
 
== Diễn biến ==
 
=== Chuẩn bị ===
====Quân sự====
Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh. Trong những buổi họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ giữa năm 1978 đến cuối năm 1978, nhiều biện pháp trừng phạt Việt Nam bằng quân sự được đưa ra bàn thảo. Từ giữa tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung - Việt.<ref name="maihoa"/>