Khác biệt giữa bản sửa đổi của “BM-21”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 76:
 
==Phiên bản tháo rời==
[[Tập tin:Grad-P-batey-haosef-1.jpg|nhỏ|trái|250px|1 Khẩu Grad-P 9K510, thực chất là ống phóng BM-21 được tháo rời để du kích dễ mang vác]]
Ở [[Việt Nam]], những năm giữa thập niên 1960, [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] được [[Liên Xô]] viện trợ một số dàn pháo phản lực [[BM-21]] cỡ nòng 122 mm. Tuy nhiên, các dàn pháo này được đặt trên các xe tải nên cũng không thích hợp cho chiến thuật du kích. Do đó, Việt Nam đề nghị phía Liên Xô chế tạo cho Việt Nam các ống phóng BM-21 tháo rời riêng lẻ được gọi là '''9P132''' nhằm dễ mang vác, vận chuyển. Việc sản xuất bắt đầu từ năm 1965. Năm 1966, các ống phóng tháo rời 9P132 được gửi đến Việt Nam nhằm thử nghiệm và chúng đạt kết quả tốt, được Việt Nam gọi là [[ĐKB]]. Ống phóng 9P132 nhỏ, gọn, dễ mang vác, vận chuyển trong địa hình rừng núi, hỏa lực cao, độ cơ động lớn, rất thích hợp cho các chiến thuật du kích - bất ngờ tiến công rồi bất ngờ rút gọn. Tuy các ống phóng này không có tầm bắn và sức công phá khủng khiếp như hệ thống nguyên bản (40 ống phóng gắn trên xe tải), nhưng nếu được biên chế thành những đại đội gồm vài phân đội từ 3-5 khẩu, phóng cùng lúc hàng chục quả đạn thì cũng đủ phá hủy các mục tiêu, căn cứ của đối phương ở cách xa 11 km.