Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 205:
===Chuẩn bị===
====Quân sự====
Theo nguồn tin từ [[Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ]] CIA, thì từ giữa năm [[1978]], [[Trung Quốc]] đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội [[Trung Quốc]] đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống [[Việt Nam]], chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh. Trong những buổi họp của Trung ương [[Đảng Cộng sản]] Trung Quốc từ giữa năm [[1978]] đến cuối năm [[1978]], nhiều biện pháp trừng phạt [[Việt Nam]] bằng quân sự được đưa ra bàn thảo. Từ giữa tháng 12 năm [[1978]], [[Trung Quốc]] đã chọn lực lượng quân đội từ năm quân khu và đưa áp sát biên giới Trung - Việt.<ref name="maihoa"/>
 
Từ tháng 10 năm [[1978]] cho đến [[15 tháng 2]] năm [[1979]], [[Trung Quốc]] thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của [[Việt Nam]] tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân [[Việt Nam]], và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng [[Trung Quốc]] tập trung tại biên giới ngày càng đông. Không có tài liệu gì về các cuộc tấn công thăm dò của quân [[Việt Nam]].<ref>Edward C. O'Dowd, tr. 54.</ref> Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh là việc [[Trung Quốc]] cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày [[22 tháng 12]] năm [[1978]].<ref>Bùi Xuân Quang, tr. 421.</ref> Đến cuối tháng 1 năm [[1979]], khoảng 17 sư đoàn chính quy [[Trung Quốc]] (khoảng 225.000 quân), đã tập trung gần biên giới với [[Việt Nam]]. Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom - 1/5 lực lượng không quân [[Trung Quốc]] - đã được đưa đến các sân bay gần biên giới.<ref>Nayan Chanda, tr. 350.</ref> Các động thái leo thang này của [[Trung Quốc]] đã được phía [[Việt Nam]] đề cập tại cuộc họp của [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc]] ngày [[11 tháng 2]] năm [[1979]].<ref name=Joyaux240>François Joyaux, tr. 240.</ref>
 
Từ ngày 9 đến ngày 12/2/1979, Quân uỷủy Trung ương [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] họp hội nghị để nghe báo cáo của [[Đặng Tiểu Bình]] và đánh giá tình hình. Hội nghị quyết định tấn công [[Việt Nam]] và thành lập Bộ Chỉ huy chung. Ngày 16/2/1979, [[Trung Quốc]] tổ chức cuộc họp phổ biến ý nghĩa của cuộc chiến tranh sắp tới chống [[Việt Nam]] cho cán bộ cao cấp nước này. Trong cuộc họp này, [[Đặng Tiểu Bình]] nêu mục tiêu, cái lợi, hại của cuộc chiến tranh chống [[Việt Nam]], nhấn mạnh đây là cuộc phản kích tự vệ, hạn chế về thời gian và không gian.<ref name="maihoa"/>
 
Để cảnh báo [[Liên Xô]] và cũng nhằm ngăn chặn bị tấn công từ hai mặt, [[Trung Quốc]] đặt toàn bộ quân đội đóng dọc biên giới Trung-Xô vào tình trạng báo động đồng thời thiết lập một sở chỉ huy quân đội mới ở [[Tân Cương]] và di tản 300.000 dân khỏi vùng biên giới với [[Liên Xô]].<ref name="Elleman">{{Chú thích web|url=http://www.vietnam.ttu.edu/events/1996_Symposium/96papers/elleviet.htm |tiêu đề=Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict|tác giả=Bruce Elleman|ngày tháng = ngày 20 tháng 4 năm 1996 |ngày truy cập = ngày 16 tháng 2 năm 2007 |nhà xuất bản=1996 Vietnam Symposium - Vietnam Center and Archive, Texas Tech University}}</ref>
 
Để đối phó lại việc [[Trung Quốc]] tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, cũng như việc các cuộc đột kích vũ trang ngày càng gia tăng, [[Việt Nam]] tiến hành chuẩn bị các vị trí phòng ngự, chuẩn bị tinh thần dân chúng sẵn sàng một khi chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên [[Việt Nam]] tại thời điểm đó vẫn tin rằng [[Trung Quốc]] sẽ không tấn công, vì [[Trung Quốc]] vẫn là một nước hội chủChủ nghĩa anh em. Thêm nữa, [[Việt Nam]] tin rằng đa phần nhân dân [[Trung Quốc]] không ủng hộ chiến tranh và sẽ phản đối chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, tuyên bố của [[Đặng Tiểu Bình]] chỉ một tuần trước khi chiến tranh nổ ra, rằng chiến dịch quân sự của [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] sẽ không dài hơn [[Chiến tranh Trung-Ấn|cuộc chiến 1962]] với [[Ấn Độ]], cộng với các tuyên bố của Đặng trước đó rằng chiến dịch quân sự này "giới hạn về không gian và thời gian", khiến [[Hà Nội]] tin tưởng họ có khả năng cầm chân quân [[Trung Quốc]] tại các tỉnh biên giới.<ref>Mark A. Ryan, tr. 226-228.</ref>
 
Lực lượng [[Việt Nam]] đương đầu với cuộc tấn công của [[Trung Quốc]] chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương. Từ vài tháng trước khi chiến tranh nổ ra, [[Hà Nội]] đã tiến hành huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân tại các tỉnh biên giới. Chỉ có một số đơn vị quân chính quy tham gia chiến trận, nhất là các đơn vị phòng thủ [[Lạng Sơn]], nhưng ngay cả tại đây, lực lượng chủ yếu vẫn là dân quân và quân địa phương. [[Hà Nội]] giữ lại 5 sư đoàn chủ lực ở tuyến sau đề phòng [[Trung Quốc]] tiến sâu về đồng bằng, và đồng thời cũng để giới hạn việc cuộc chiến leo thang.<ref>Mark A. Ryan, tr. 230.</ref>
 
Từ tháng 1-1979, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới. Trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, [[Trung Quốc]] gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ [[Việt Nam]], từ gây hấn cho tới phục kích, bắt cóc người đưa về Trung Quốc, tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của người dân. Trong những vụ xâm phạm này, lính [[Trung Quốc]] đã giết trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người. Có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ [[Việt Nam]] tới 5 km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14-1, có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc ([[Lạng Sơn]]) ngày 10-2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ...
 
Ngày 1-1-1979, theo chỉ thị của Thường vụ [[Quân ủy Trung ương (Việt Nam)|Quân ủy Trung ương]] Việt Nam, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15/2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí…<ref>[https://infonet.vn/bien-gioi-phia-bac-1979-30-ngay-khong-the-nao-quen-1-post158487.info Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1) - Infonet<!-- Bot generated title -->]</ref>