Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 222:
 
====Ngoại giao====
Ngày 12/8/1978, trước khi tấn công Việt Nam, [[Trung Quốc]] ký với [[Nhật Bản]] Hiệp ước hoàHòa bình, hữuHữu nghị có giá trị trong mười năm và sẽ tái ký sau đó nhằm tạo sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Trung Quốc.
 
Ngày 5/11/1978, [[Đặng Tiểu Bình]] đi thăm các nước ASEAN. Trong chuyến đi ngày Đặng nói rằng, việc [[Việt Nam]] ký Hiệp ước Việt - Xô ngày 3/11/1978 là mối đe dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam, bao gồm Trung Quốc, khối nước ASEAN để cân bằng lại quyền lợi của các nước [[Đông Nam Á]] và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay [[Việt Nam]]. Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình công khai ý định dùng biện pháp quân sự đối phó với Việt Nam. Các nước ASEAN đều cho rằng cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc là "nhân tố không ổn định đối với hoàhòa bình khu vực". Tuy nhiên, vì [[Việt Nam]] nghiêng về phía [[Liên Xô]] nên các nước ASEAN nhận thấy cần phải nhích lại gần [[Trung Quốc]] hơn nữa. Tại Bangkok, theo yêu cầu của Đặng Tiểu Bình, [[Thái Lan]] đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để đi [[Campuchia]] và trở về.<ref name="maihoa"/> Theo Nayan Chanda, liên minh giữa [[Bắc Kinh]][[Bangkok]] đã mở ra con đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan và biến Thái Lan thành một cái then chặn chiến lược an toàn của Trung Hoa tại Campuchia.<ref>Nayan Chanda: Brother Enemy: The War After the War, 1988, page 394.</ref>
 
Sau đó, tháng 1 năm [[1979]], Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ rồi tới thăm Nhật. Về mặt ngoại giao, sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ tháng 12 năm [[1978]], trong chuyến thăm Washington từ 28 đến [[30 tháng 1]], Đặng Tiểu Bình nhận được sự ủng hộ cần thiết của đồng minh mới Hoa Kỳ trong kế hoạch tấn công [[Việt Nam]].
 
Tổng thống [[Jimmy Carter]] cũng cảnh báo Đặng rằng vụ tấn công của [[Trung Quốc]], nếu xảy ra, sẽ nhận được sự ủng hộ về mặt ngoại giao hoặc quân sự quốc tế.<ref name="autogenerated2">Laurent Cesari, tr. 265.</ref><ref>François Joyaux, tr. 239.</ref> Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công [[Việt Nam]] với mong muốn có được sự hỗ trợ về tinh thần từ phía Mỹ. Khi tiếp xúc bí mật với Brzezinski, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "''"Đối với Việt Nam, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối phó"''" và nhấn mạnh: "''"Các ngài nhớ kỹ một điều là những lời phát biểu của tôi trong chuyến thăm nước Mỹ sẽ hoàn toàn được chứng thực bằng những hành động"''". [[Đặng Tiểu Bình]] cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ giới hạn và nhanh chóng. Trong chuyến đi của Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, Đặng đã chuẩn bị tinh thần cho các đồng minh một cách chắc chắn rằng sẽ thực hiện sự trừng phạt như đã loan báo.<ref name="maihoa" />
 
Hai tuần sau chuyến thăm, ngay trước khi Trung Quốc tấn công Việt Nam, Đại sứ Mỹ Malcolm kín đáo khuyến cáo Ngoại trưởng [[Andrei Andreyevich Gromyko|A. Gromyko]] là [[Liên Xô]] nên tự kiềm chế trong trường hợp [[Trung Quốc]] tấn công [[Việt Nam]], để khỏi ảnh hưởng đến việc Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Hiệp ước SALT mà [[Liên Xô]] rất mong muốn.<ref name="maihoa"/>
 
Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1 năm [[1979]], phía [[Trung Quốc]] liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận mà nội dung là tố cáo [[Việt Nam]] xâm lược, lên án Việt Nam chiếm đóng Phnôm Pênh. Trung Quốc kêu gọi [[Campuchia Dân chủ]] đánh lâu dài và hứa sẽ ủng hộ toàn diện. Trung Quốc đưa ra Hội đồng Bảo an Dự thảo nghị quyết đòi Việt Nam rút quân, kêu gọi các nước chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Trước dư luận trong nước và quốc tế, Trung Quốc công khai tuyên bố: "[[Việt Nam]] là tiểu bá theo đại bá [[Liên Xô]]", "[[Trung Quốc]] quyết không để cho ai làm nhục", cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm "'''dạy cho Việt Nam một bài học'''". Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn Thủ tướng Liên Xô [[Aleksey Kosygin|A. Kosygin]] thì nhận định: Tuyên bố của [[Đặng Tiểu Bình]] là một bản "tuyên bố chiến tranh với [[Việt Nam]]".<ref name="maihoa"/>
 
Ngày [[7 tháng 2]], Bắc Kinh báo trước về một chiến dịch tấn công [[Việt Nam]] với thông cáo chính thức của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối việc quân đội Việt Nam tiến vào lãnh thổ Campuchia và đề nghị tất cả các quốc gia yêu hòa bình "dùng mọi biện pháp có thể để chấm dứt cuộc xâm lược dã man này".<ref>Laurent Cesari, tr. 264.</ref>
 
Ngày [[15 tháng 2]] năm [[1979]], nhân dịp 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề [[Mông Cổ]] và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợpHợp tác Trung-Xô, Đặng Tiểu Bình tuyên bố [[Trung Quốc]] chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam.<ref name="Elleman"/>
 
Các lãnh đạo [[Trung Quốc]] phán đoán cuộc tấn công [[Việt Nam]] chớp nhoáng, có giới hạn sẽ không gây căng thẳng đủ để kích thích [[Liên Xô]] can thiệp trực tiếp hay quốc tế phản đối. Họ dự tính Liên Xô sẽ chỉ can thiệp giới hạn ở mức khuyến khích các dân tộc thiểu số [[Trung Quốc]] tấn công các vùng xa xôi như Nội Mông, Tân Cương hoặc gây đụng độ nhỏ ở vùng biên giới 2 nước. Tuy nhiên, để cẩn trọng, Trung Quốc vẫn di tản dân gần đường biên và lệnh các đơn vị quân đội ở biên giới với [[Liên Xô]] sẵn sàng chiến đấu.<ref name=quan />
 
=== Giai đoạn 1 ===