Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 302:
 
==Diễn biến liên quan==
=== Chiến dịch dân vận của Trung Quốc ===
Theo truyền thống, [[Trung Quốc]] đề cao việc tuyên truyền chính trị cho binh sĩ và dân chúng của mình về chính nghĩa của họ trong việc cần thiết tiến hành cuộc chiến trừng phạt [[Việt Nam]]. Ngay từ trước khi quân [[Trung Quốc]] vượt biên giới đánh vào [[Việt Nam]], cả hai bên đã lớn tiếng cáo buộc nhau có các hành vi gây hấn trên tuyến biên giới. Theo phía [[Trung Quốc]], quân [[Việt Nam]] đã tiến hành hơn 1100 vụ xâm nhập trên biên giới. Đối lại, [[Việt Nam]] cho biết việc quân [[Trung Quốc]] tiến hành khiêu khích diễn ra hàng ngày.<ref name=Time/> Cùng với việc quan hệ chính trị trở nên căng thẳng, số vụ xung đột vũ trang tại biên giới cũng tăng lên, từ khoảng 100 vụ năm [[1974]] lên tới hơn 900 vụ năm [[1976]].<ref name=Chanda93>Nayan Chanda, trang 93.</ref> Việc Trung Quốc [[Hải chiến Hoàng Sa 1974|chiếm Hoàng Sa]] năm [[1974]] cũng như việc [[Việt Nam]] đưa quân tiếp quản [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] cũng góp phần khiến nguyên nhân bất đồng giữa hai phía trở nên sâu sắc.<ref name=Chanda93/>
 
[[Trung Quốc]] tuyên truyền trong nhân dân rằng đây là cuộc chiến phản công chống [[Việt Nam]] để bảo vệ lãnh thổ quốc gia; tuyên truyền với quân đội rằng chiến dịch quân sự này được tiến hành để trừng phạt nhà cầm quyền [[Việt Nam]], cụ thể là "bè lũ [[Lê Duẩn]]", và rằng quân đội cần giành được sự ủng hộ của nhân dân [[Việt Nam]].<ref>Edward C. O’Dowd, trang 134.</ref> Chiến dịch vận động quần chúng của [[Trung Quốc]] tỏ ra có kết quả với dân chúng và cán bộ [[Trung Quốc]] tại vùng biên, khiến họ có thể huy động hàng chục vạn dân công tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh và tiếp tế cho quân đội. Hiện tại sau 34 năm vẫn có tới trên 90% người dân [[Trung Quốc]] quan niệm rằng, năm [[1979]] Quân đội Nhân dân Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công Trung Quốc và bắt buộc Trung Quốc phải tự vệ đánh trả, cuộc chiến [[1979]] chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của [[Việt Nam]].<ref>{{chú thích báo |url=http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx |title=Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979|publisher=Thanhnien |date = ngày 8 tháng 1 năm 2013}}</ref>
 
Đối với dân thường [[Việt Nam]], [[Trung Quốc]] bỏ ra nhiều công sức tuyên truyền lôi kéo người dân vùng biên, đặc biệt là với các dân tộc thiểu số sống vắt qua biên giới hai nước như [[Người Tày|Tày]], [[Người Nùng|Nùng]] (ở Trung Quốc gọi là [[người Tráng|dân tộc Choang]]), [[Dao]], [[H'Mông|Hmong]] và các nhóm người thiểu số gốc Hoa. Kết quả là trong ngày đầu của cuộc chiến, có nơi, quân [[Trung Quốc]] đã được dẫn vòng qua đồn biên phòng tiến sâu vào đất [[Việt Nam]] mà không bị phát hiện. Phục vụ công tác dân vận tại các khu vực chiến sự, [[Trung Quốc]] còn thành lập các đơn vị đặc biệt mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cũng như kiểm tra hoạt động của các đội vận động quần chúng trong tất cả các đơn vị quân. Theo đó, quân [[Trung Quốc]] tiến sang [[Việt Nam]] phải giảm tối thiểu những hành động gây xáo trộn, phiền hà đến dân chúng, tôn trọng phong tục tập quán, tài sản, cung cấp gạo, muối, dầu thắp, thuốc chữa bệnh... cho dân cư bản địa. Chính sách này được một số đơn vị [[Trung Quốc]] ở vùng [[Lào Cai]] thực hiện.<ref>Edward C. O’Dowd, trang 134-135, 137: Theo tài liệu của Trung Quốc: đơn vị 56041 (một trung đoàn bộ binh của Sư đoàn 149, Quân đoàn 13, Quân khu Thành Đô) tại Lào Cai và đơn vị 33762 (một trung đoàn thuộc quânQuân khu Vũ Hán) đã thực hiện tốt chính sách dân vận.</ref>
 
Tuy nhiên, quân [[Trung Quốc]] đã thực hiện nhiều hành động phá hủy cơ sở hạ tầng, ngay cả sau khi đã tuyên bố rút quân. Hầu hết các thị xã, thị trấn mà Trung Quốc chiếm được đều bị phá hủy một cách có hệ thống.<ref name=Chanda358/> Tại [[cao Bằng (thành phố)|thị xã Cao Bằng]], quân Trung Quốc dùng thuốc nổ phá sập bất cứ công trình gì từ công sở đến bưu điện, từ bệnh viện đến trường học, từ chợ đến cầu.<ref name=Chanda358>Nayan Chanda, trang 358.</ref> Tại [[Đồng Đăng]], quân Trung Quốc lấy đi tất cả những gì có thể mang theo, từ xe đạp cho đến thanh ray tàu hỏa, những gì không mang được đều bị đập phá. Tại [[Lào Cai (thành phố)|thị xã Cam Đường]] trên bờ [[sông Hồng]], cách biên giới khoảng 10&nbsp;km, ngoài việc phá hủy thị xã, quân Trung Quốc còn cho đốt cả mỏ apatit.<ref>Edward C. O’Dowd, trang 137.</ref>
 
[[O'Dowd]] tổng kết là chính sách dân vận của quân [[Trung Quốc]] tỏ ra không thành công đối với người dân [[Việt Nam]]. Ông lý giải rằng "người [[Việt Nam]] rất yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc,...". <ref name=E_138>Edward C. O’Dowd, trang 138.</ref> Ngoài ra, những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân [[Trung Quốc]] đã gây hại cho nỗ lực dân vận của họ.<ref name=E_138/> Những hoạt động này một phần là do binh lính Trung Quốc sang Việt Nam bị sốc vì sự khốc liệt, sức kháng cự của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam|quân đội Việt Nam]] cũng như của dân bản địa,<ref>Edward C. O’Dowd, trang 140-141.</ref> một phần nằm trong các phá hoại có kế hoạch và tổ chức, ví dụ như tại thị xã Lạng Sơn.<ref>Edward C. O’Dowd, trang 141-142.</ref> Hoạt động lôi kéo người thiểu số tại biên giới của [[Trung Quốc]] cũng không đạt được kết quả mong đợi. Khi quân Trung Quốc từ quân khu [[Vân Nam]] rút về nước, tất cả những điệp viên và quân du kích người thiểu số mà họ gây dựng được khi chiếm đóng các khu vực biên giới trong thời gian chiến dịch đều bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và xử tử.<ref>Edward C. O’Dowd, trang 69.</ref>
 
Chiến tranh tâm lý của [[Trung Quốc]] với các lực lượng phòng thủ của [[Việt Nam]] cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, không có đơn vị nào của Việt Nam không đánh trả quyết liệt quân Trung Quốc. Quân Trung Quốc cuối cùng cũng hiểu rằng ngoài việc sử dụng sức mạnh quân sự, họ không có hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh tuyên truyền chính trị.<ref>Edward C. O’Dowd, trang 142.</ref>
 
=== Chiến dịch hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam===
Vào năm [[1979]], trước việc [[Trung Quốc]] tấn công [[Việt Nam]], [[Liên Xô]] đã khẳng định kiên quyết: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với đồng minh [[Việt Nam]].<ref name=kienthuc>[http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-615751.tpo Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979 (kỳ 1)] Trịnh Thái Bằng, [[báo Tiền Phong]] cập nhật 08:42 ngày 04 tháng 03 năm 2013. [http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-ky-2-616072.tpo (kỳ 2)]</ref>
 
Ý định bảo vệ [[Việt Nam]] của [[Liên Xô]] là hết sức nghiêm túc nhưng nếu cuộc tấn công của [[Trung Quốc]] vẫn nằm trong phạm vi đối phó của Việt Nam thì Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự, chỉ khi Trung Quốc tiếp tục leo thang chiến tranh, ví dụ như uy hiếp [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]], hoặc đồn trú lâu dài trên những vùng đất chiếm được, thì Liên Xô mới tham gia giải quyết xung đột. Mặc dù không có một tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng [[Việt Nam]] sẽ không nhờ [[Liên Xô]] can thiệp quân sự trực tiếp, bởi truyền thống lịch sử của [[Việt Nam]] chưa bao giờ cầu viện bất cứ nước nào giúp đánh đuổi ngoại xâm. Tinh thần tự tôn của [[Việt Nam]] là một yếu tố quan trọng khiến [[Liên Xô]] không can thiệp quân sự nếu cuộc chiến vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được, họ sẽ chỉ can thiệp trực tiếp nếu [[Việt Nam]] không còn khả năng chống trả (ví dụ như nếu [[Trung Quốc]] sử dụng [[vũ khí hạt nhân]] để hủy diệt lãnh thổ [[Việt Nam]].<ref>[http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-nguong-can-thiep-quan-su-cua-lien-xo-3302191/?paged=3 Cuộc chiến tranh 17-2-1979: Ngưỡng can thiệp quân sự của Liên Xô - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>).
 
Ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung - Việt bùng nổ, [[Liên Xô]] đã viện trợ khẩn cấp cho phòng không lục quân Việt Nam 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai [[SA-7]] “Strela-2M”, 30 tổ hợp phòng không tự hành [[ZSU-23-4 Shilka]] và 50 máy bay tiêm kích [[MiG-21]]bis. Trong thời gian diễn ra xung đột, các tàu vận tải [[Liên Xô]] và các nước XHCN khác liên tục cập [[cảng Hải Phòng]] để dỡ hàng quân sự cho [[Việt Nam]]. Trong giai đoạn từ năm [[1979]] đến [[1982]], [[Liên Xô]] đã viện trợ 14 tổ hợp tên lửa phòng không S-75M “Volga” và 526 quả tên lửa V-755 (B-755). Từ năm [[1984]] đến năm [[1987]], Liên Xô chuyển giao tiếp 14 biến thể tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn là S-75M3 cùng 866 quả đạn V-759 (B-759). [[Liên Xô]] cũng viện trợ 40 tổ hợp tên lửa S-125 “Pẹchora” và 1.788 quả tên lửa V-601 PD (В-601ПД) cùng trong giai đoạn nói trên.<ref>[http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-cong-bo-ho-so-moi-he-thong-phong-khong-viet-nam-3364881/ Vũ khí Liên xô và Nga trong phòng không Việt Nam - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Từ ngày 12 đến 26/3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên [[Trung Quốc,]] theo quyết định của [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô]], trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ [[Mông Cổ]] và trên biển Thái bìnhBình dươngDương đã tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 [[sư đoàn]] binh chủng hợp thành và không quân với 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Kế hoạch diễn tập đã tiến hành tổ chức các cụm chủ lực không quân công kích trên các quân khu gần biên giới [[Trung Quốc]].
 
Sư đoàn đổ bộ đường không từ [[Tula]] được vận chuyển vào khu vực [[Chita]] trên quãng đường dài 5.500&nbsp;km bằng máy bay vận tải quân sự một đợt bay trong thời gian 2 ngày. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ucraina và Belarusia được cơ động trực tiếp đường không đến các sân bay của [[Mông cổ]]. Trên các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc, gần 50 chiến hạm của Liên Xô, trong đó có 6 tàu ngầm, tiến hành các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và đồng loạt triển khai diễn tập các hoạt động tác chiến nhằm tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương. Riêng vùng biển Primorie tiến hành diễn tập đổ bộ đường biển.<ref name=kienthuc />
 
Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật. Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại [[Mông Cổ]], với sự tham gia của 6 sư đoàn [[Bộ binh cơ giới]] và tăng-thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia.<ref>[http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-nguong-can-thiep-quan-su-cua-lien-xo-3302191/?paged=2 Cuộc chiến tranh 17-2-1979: Ngưỡng can thiệp quân sự của Liên Xô - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->] Thứ Hai, 07/03/2016 15:02</ref>
 
Một bộ phận không quân đảm bảo vận tải trên lãnh thổ [[Việt Nam]]. Trong không đầy một tháng, [[Liên Xô]] đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3/1979, theo đường vận tải biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 [[xe tăng]] và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và [[súng cối]], 50 tổ hợp pháo phản lực Grad [[BM-21]], hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp [[tên lửa phòng không vác vai]] và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng [[RPG-7]], 20 máy bay tiêm kích.<ref name=kienthuc />
 
Trữ lượng xăng dầu tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt Nam, Bộ quốc phòng Liên Xô đã phải mất hai năm để phục hồi lại dự trữ. Trong báo cáo tổng kết ghi nhận ''"Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế"''<ref name=kienthuc />.