Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hứa Thế Hữu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
Tháng 11 năm 1927, nổ ra [[Khởi nghĩa Hoàng Ma]] ở 2 huyện Hoàng An và Ma Thành ở Hồ Bắc, do [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] phát động. Hứa dẫn đội dân quân do mình chỉ huy tham gia khởi nghĩa, được kết nạp vào Cộng sản Đảng. Năm 1928, đội dân quân do Hứa chỉ huy sát nhập vào Sư đoàn 31 [[Hồng quân Công-Nông]], dưới quyền Sư đoàn trưởng [[Từ Hướng Tiền]]. Hứa lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ chỉ huy, thăng dần lên chức Tiểu đoàn trưởng. Khi [[Phương diện quân số 4 Hồng quân Trung Quốc|Phương diện quân số 4 Hồng quân Công Nông]] được thành lập, Hứa được thăng lên chức Trung đoàn trưởng, chỉ huy binh sĩ tham gia nhiều chiến dịch quan trọng của Hồng quân như Hoàng An, Thương Hoàng, Hoàng Quang, lập được nhiều thành tích. Năm 1932, lực lượng Phương diện quân số 4 Hồng quân bị các quân phiệt [[Trung Quốc Quốc dân Đảng|Quốc dân Đảng]] [[Dương Hổ Thành]], [[Hồ Tông Nam]], [[Phùng Khâm Tai]] hợp vây ở vùng Mạn Xuyên Quan, Hứa được giao nhiệm vụ chỉ huy đột phá vòng vây, mở đường cho Hồng quân thoát về vùng [[Thiểm Nam]].<ref>{{cite news|author=郭胜伟|title=红军史上最险的一战:漫川关生死大突围|url=http://news.ifeng.com/history/1/jishi/200904/0403_2663_1089966.shtml|accessdate=2011-04-09}}</ref>
 
Tháng 10 năm 1933, Hứa được thăng Phó tư lệnh Quân đoàn IX, kiêm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 25, thuộc Phương diện quân số 4, đưa quân tiến vào vùng [[Tứ Xuyên]], tấn công các quân phiệt [[Điền Tụng Nghiêu]], [[Lưu Tương (quân phiệt)|Lưu Tương]], thành lập căn cứ Xuyên Thiểm. Hứa tiếp tục được thăng làm Quân đoàn trưởng Quân đoàn số 4IV,<ref name="oyq">{{cite book |author=欧阳青 |title=大授衔:1955共和国将帅授衔档案|year=2011|publisher=长城出版社 |location=北京|pages=354-356|isbn=978-7-5483-0058-8}}</ref> chỉ huy đơn vị tham gia chiến dịch Gia Lăng Giang.
 
==Vạn lý Trường chinh và vụ án "Tập đoàn phản cách mạng"==
Trong cuộc [[Vạn lý Trường chinh]], ban đầu Hứa được giao nhiệm vụ chỉ huy Hồng quân tấn công quân Hồ Tông Nam để mở đường lên phía Bắc. Tuy nhiên, lúc bấy giờ mâu thuẫn [[Trương Quốc Đào]] và [[Mao Trạch Đông]] phát sinh đến đỉnh điểm, dẫn đến việc Hồng quân chia tách thành 2 bộ phận: bộ phận do Mao lãnh đạo (nòng cốt là [[Phương diện quân số 1 Hồng quân Trung Quốc|Phương diện quân số 1]]) tiếp tục tiến lên phía Bắc để bảo tồn lực lượng và bộ phận theo chỉ đạo của Trương (nòng cốt là [[Phương diện quân số 4 Hồng quân Trung Quốc|Phương diện quân số 4]]) trở về Nam thành lập căn cứ địa Xuyên Khang.<ref name="bee">{{cite web|url=http://news.xinhuanet.com/politics/2011-04/29/c_121364702.htm|title=同张国焘斗争 毛泽东一生中最黑暗的时光|accessdate=2011-4|publisher=新华|language=zh-hans|deadurl=yes|archiveurl=https://web.archive.org/web/20110503004610/http://news.xinhuanet.com/politics/2011-04/29/c_121364702.htm|archivedate=2011-05-03}}</ref><ref name="tiger" >{{cite web |url = http://news.ifeng.com/history/zhongguojindaishi/detail_2013_07/21/27736688_0.shtml#_from_ralated |title=张国焘阴谋搞掉中央 毛泽东借口找周恩来逃脱 |accessdate=2013 |publisher=凤凰网 |work= |language=zh-hans}}</ref> Hứa cùng với thượng cấp Từ Hướng Tiền, vốn là thuộc hạ của Trương Quốc Đào, vì vậy dẫn quân trở về Nam. Sai lầm chiến lược của Trương Quốc Đào dẫn đến việc Phương diện quân số 4 bị quân Quốc dân Đảng vây đánh thiệt hại nặng nề, chỉ một bộ phận nhỏ thoát được về đến [[Diên An]].<ref name="bee" /> Hứa sau đó bị đưa ra khỏi vị trí chỉ huy, được đưa đi học ở Đại học Hồng quân Diên An.
 
Cuối tháng 3 năm 1937, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng phê phán quyết định sai lầm của Trương Quốc Đào, từ đó loại trừ những ảnh hưởng còn lại trong Đảng của Trương.<ref name="bee" /><ref name="fish">{{cite web |url=http://news.ifeng.com/history/zhongguojindaishi/detail_2014_04/08/35552248_0.shtml |title=张国焘向朱德污蔑毛泽东:浑身霸气 天大肚量才能容他 |accessdate=2014 |publisher=凤凰网 |work= |language=zh-hans}}</ref> Ngoài ra, Hội nghị cũng phê phán các bộ hạ cũ của Trương gồm Hứa Thế Hữu, [[Hồng Học Trí]], [[Lưu Thế Mô]], [[Chu Đức Sùng]], [[Chiêm Đạo Khuê]], [[Vương Kiến An]]; trong đó kịch liệt thành 3 điều:<ref name="duck" >{{cite web |url=http://news.ifeng.com/history/zhongguojindaishi/detail_2013_01/27/21645263_0.shtml |title=黄克功许世友同是死罪 为何毛泽东一杀一放 |accessdate=2013 |publisher= 凤凰网|work= |language=zh-hans}}</ref><ref name="man" >{{cite web |url= http://news.china.com/history/all/11025807/20130129/17659896.html|title=黄克功许世友同是死罪 为何毛泽东一杀一放(1) |accessdate=2013 |publisher=中国网 |work= |language=zh-hans}}</ref>
Sai lầm chiến lược của Trương Quốc Đào dẫn đến việc Phương diện quân số 4 bị quân Quốc dân Đảng vây đánh thiệt hại nặng nề, chỉ một bộ phận nhỏ thoát được về đến [[Diên An]].
 
# Phương diện quân số 4 là thổ phỉ
# Cán bộ Phương diện quân số 4 là quân phiệt
# Cán bộ Phương diện quân số 4 bị Trương Quốc Đào mua chuộc
 
Những người ủng hộ Mao Trạch Đông kết tội Trương Quốc Đào "phản bội", đồng thời kết tội Hứa Thế Hữu "theo [[chủ nghĩa Trotsky]]", là "thổ phỉ", "phản kháng trung ương". Nhiều các bộ chiến sĩ của Phương diện quân số 4 cũng bị chụp mũ "phản bội", "thổ phỉ". Khi nghe được tin, Hứa uất ức ngã bệnh, phải vào bệnh viện. Lưu Thế Mô dùng súng tự sát, nhưng không chết mà chỉ bị trọng thương.<ref name="duck" /><ref name="man" />
 
Sau khi khỏi bệnh, Hứa tìm cách liên lạc với những bộ hạ cũ của Trương Quốc Đào, dự định trốn khỏi Diên An về lại Tây Khang, hợp với bộ hạ cũ là Lưu Tử Tài để tập hợp lực lượng đánh du kích chiến. Số bộ hạ cũ của Trương Quốc Đào đồng ý đi theo Hứa tập hợp được khoảng 30 người. Tuy nhiên, sự việc sau đó bị Chính ủy Quân đoàn IV là Vương Kiến An tiết lộ. Hứa cùng các đồng chí bị bắt, bị kết án trong vụ án "Tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu".<ref name="duck" /><ref name="man" /><ref name="oyq">{{cite book |author=欧阳青 |title=大授衔:1955共和国将帅授衔档案|year=2011|publisher=长城出版社 |location=北京|pages=354-356|isbn=978-7-5483-0058-8}}</ref>
 
{{cquote|
:''"Hứa Thế Hữu, nguyên Quân đoàn trưởng Quân đoàn IV, Phương diện quân số 4 Hồng quân, hiện là học viên đội 1 Đại học Quân chính Kháng Nhật, trong cuộc đấu tranh Trương Quốc Đào đã hiểu sai vấn đề, ngộ nhận Trung ương đả phá Phương diện quân số 4... từ đó phát sinh dao động chính trị, cùng với Phó quân đoàn trưởng Quân đoàn IV Lưu Thế Mô, Chính ủy Vương Kiến An, Chủ nhiệm Chính trị Hồng Học Trí, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 91 Chu Đức Sùng, nguyên Chính ủy Sư đoàn 93 Chiêm Đạo Khuê, tổ chức trốn đi để đánh du kích... bị Cục Bảo vệ Tây Bắc phá vỡ âm mưu.
 
:''Nay phán quyết:
# Hứa Thế Hữu: 1 năm rưỡi tù giam, phạt cải tạo 1 năm
# Lưu Thế Mô: 1 năm rưỡi tù giam, phạt cải tạo 1 năm
# Hồng Học Trí: 8 tháng tù giam, phạt cải tạo 1 năm
# Chu Đức Sùng: 8 tháng tù giam, phạt cải tạo 1 năm
# Chiêm Đạo Khuê: 8 tháng tù giam, phạt cải tạo 1 năm
# Vương Kiến An: 6 tháng tù giam"''
|||Bản án "Tập đoàn phản cách mạng Hứa Thế Hữu" ngày 6 tháng 6 năm 1937<ref name="duck" /><ref name="man" />}}
 
Trong vụ án này, lẽ ra Hứa và các đồng chí phải bị xử tử, nhưng do Mao Trạch Đông nhận định Hứa là người trung hậu, có tài dùng binh, vì vậy nên xử trí khoan dung, thể hiện tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng.<ref name="duck" /><ref name="man" /> Do ân tình này, về sau Hứa nhận sai và tuyên bố trung thành với Mao Trạch Đông. Từ đó, Hứa trở thành thân tín của Mao.<ref name="which" >{{cite web |url= http://news.qq.com/a/20101229/000781_1.htm|title=许世友拳打毛泽东事件:差点被枪毙 |date=2010-01-22|publisher=腾讯网 |work= |quote =走入毛泽东的办公室,许世友“扑咚”一下给毛泽东下跪:主席,俺错了……说罢,泪如泉涌。 |language=zh-hans}}</ref><ref name="duck" >{{cite web |url=http://news.ifeng.com/history/zhongguojindaishi/detail_2013_01/27/21645263_0.shtml |title=黄克功许世友同是死罪 为何毛泽东一杀一放 |date=2013-01-27|publisher= 凤凰网|work= |language=zh-hans}}</ref> Tuy nhiên, do việc Vương Kiến An tiết lộ sự việc, nên Hứa trở nên thù ghét Vương. Mãi đến thời kỳ [[Quốc-Cộng nội chiến]] lần thứ 2, do Mao Trạch Đông trực tiếp đứng ra khuyên giải mới giảm được mối bất hòa.<ref name="duck" /><ref name="man" />
 
Trong thời kỳ [[Quốc-Cộng hợp tác]] lần thứ 2 để kháng Nhật, Hứa lần lượt giữ các chức vụ Phó lữ trưởng Lữ đoàn 386, Sư đoàn 129 [[Bát lộ quân]], Lữ trưởng Lữ đoàn 3, Tung đội Sơn Đông Bát lộ quân, Tham mưu trưởng Tung đội Sơn Đông, Tư lệnh Quân khu Giao Đông.