Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thang bão Saffir–Simpson”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.6.4) (robot Thay: sv:Saffir–Simpsons orkanskala
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Saffir-Simpson}}
'''Thang bão Saffir-Simpson''' là thang phân loại [[bão]] được sử dụng nhiều nhất cho các [[xoáy thuận nhiệt đớđới]] ở [[Tây bán cầu]] có cường độ vượt quá cường độ của các [[áp thấp nhiệt đới]] và các trận [[bão nhiệt đới]]. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 74 dặm trên giờ (33 mét trên giây; 64 knot hay 119 kilômét trên giờ). Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên 155 mph (69 m/s; 136 kt; 249 km/h).
 
Sự phân loại này được sử dụng để đo khả năng gây thiệt hại và [[ngập lụt]] do bão gây nên khi đổ bộ vào đất liền, mặc dù nó bị phê phán là quá đơn giản. Về mặt chính thức, thang bão Saffir-Simpson được sử dụng để mô tả các cơn bão hình thành ở [[Đại Tây Dương]] và bắc [[Thái Bình Dương]] về phía đông [[đường đổi ngày quốc tế]]. Các khu vực hay quốc gia khác sử dụng sơ đồ phân loại của họ, chủ yếu dựa theo [[thang sức gió Beaufort]], chẳng hạn như [[Nha khí tượng học]] [[Úc]] sử dụng thang độ 1-5 gọi là ''tropical cyclone severity categories'' (các cấp dữ dội của bão). Không giống như thang Saffir-Simpson, các cấp dữ dội dựa trên gió giật mạnh nhất mà không phải là gió kéo dài. Các cấp dữ dội được chia độ thấp hơn so với thang Saffir-Simpson, với cấp dữ dội 2 của bão chỉ gần bằng cấp 1 của thang bão Saffir-Simpson.