Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lỗi chính tả
Dòng 58:
== Thời trẻ ==
[[Tập tin:Anonymous-Ming Chengzu.jpg|nhỏ|trái|200px|Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế Chu Đệ]]
Minh Thành Tổ tên thật là '''Chu Đệ'''/'''Chu Lệ''' (朱棣), sinh vào ngày [[2 tháng 5]] năm [[1360]] tại [[Nam Kinh]], là con trai thứ tư của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương và [[Mã hoàng hậu (Minh Thái Tổ)|Hiếu Từ Cao hoàng hậu]] Mã thị (có thuyết cho rằng ông không phải là con ruột do Mã hoàng hậu sinh ra mà là con của một phi tần người [[Triều Tiên]] của [[Minh Thái Tổ]]). Chu Đệ được sinh ra khi cha của ông là Chu Nguyên Chương đang dấy binh chống lại [[Nhà Nguyên]] đang trên đà sụp đổ. Chu Đệ trở thành [[hoàng tử]] Nhà Minh khi Chu Nguyên Chương xưng đế năm [[1368]].
 
[[Minh Thái Tổ]] giám sát việc giáo dục các hoàng tử rất nghiêm ngặt, phong vương cho các hoàng tử, cho nắm giữ binh quyền các phiên tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ. Trong suốt niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398), lực lượng phiên vương đã làm rất tốt vai trò thay mặt vua cha thống trị các phiên, vì [[Minh Thái Tổ]] không tin tưởng ngoại thần, và bảo vệ biên cương tốt khỏi sự xâm lược của các lực lượng Mông Cổ.
Dòng 98:
 
=== Thanh trừng ===
Giai đoạn cai trị của Huệ Đế đã bị xóa bỏ trong các hồ sơ lịch sử, thời gian bị thiếu chỉ đơn giản là thêm vào thời kỳ Minh Thái Tổ. Đầu tiên, hoàng đế mới Chu Đệ thực hiện thanh trừng trên quy mô lớn, tất cả các đại thần và gia đình họ. Phần lớn của các quan lại bị loại bỏ. Nhiều người tự tử, vì họ khinh miệt Minh Thành Tổ cướp ngôi. Một vấn đề lớn là hai người con trai còn lại của Huệ Đế và ba anh em của Chu Đệ. Để loại bỏ kẻ địch tiềm năng, họ đã bị hành hình. Hai vạn người đã trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng.<ref>[http://www.nguoiduatin.vn/chu-de-tu-ngai-vang-dam-mau-den-so-thich-giet-nguoi-a142347.html Chu Đệ, từ ngai vàng đẫm máu đến sở thích giết người], Báo điện tử người đưa tin</ref> Người anh trai cả đã mất của Chu Đệ là Chu Tiêu, vốn được Huệ Đế truy tôn làm hoàng đế cũng bị ông giáng xuống làm Ý Văn Thái tử.
 
==== Án "giết 10 họ" của Phương Hiếu Nhụ ====
Dòng 107:
Chu Đệ không biết đối đáp ra sao, liền bước xuống điện đến trước mặt Phương Hiếu Nhụ nói rằng: ''"Đó là việc trong nhà ta, tiên sinh hà tất phải hao tâm tốn sức "''. Bấy giờ, người hầu đem giấy bút ra, Chu Đệ nói rằng: ''"Việc viết chiếu thư, phi tiên sinh không có người nào khác"''. Phương Hiếu Nhụ giật lấy giấy bút, viết lên chữ "Yên tặc soán ngôi" rồi quăng bút xuống thềm điện, vừa khóc vừa nói rằng ''"Chết thì thôi, chứ đừng hòng mong tôi viết chiếu thư "''. Chu Đệ nổi giận quát lên rằng: ''"Ta không để ngươi chết ngay được, chẳng lẽ ngươi không sợ ta Tru di cửu tộc (giết cả chín họ) ư?"''. Phương Hiếu Nhụ cũng gân cổ lên nói rằng: ''"Tru di thập tộc đã làm gì được ta nào".''
 
Lúc này, Chu Đệ đã trở lại ngồi trên ngai vàng, cơn giận bốc lên liền ra lệnh cho vệ sĩ dùng dao to cắt môi của Phương Hiếu Nhụ, vết dao rạch đến tận mang tai. Sau đó, Chu Đệ lại sai người bắt gia quyến cửu tộc, cộng thêm cả học trò của Phương Hiếu Nhụ nữa là thành ra "thập tộc", cả thảy 873 người bị lôi đến chém chết ngay trước mặt Phương Hiếu Nhụ, Phương Hiếu Nhụ cố ghìm nước mắt, sau đó ông bị lôi ra xử [[Tùng xẻo|lăng trì]] ở ngoài Tụ Bảo Môn, bấy giờ mới có 46 tuổi.
 
==== Các đại thần khác của Kiến Văn Đế ====
Thiết Huyền là Binh bộ thượng thư của [[Minh Huệ Đế|Kiến Văn Đế]] bị bắt vào điện. Chu Đệ ngồi trên ngự tọa, Thiết Huyền đứng quay lưng ở dưới cho đến khi chết cũng không quay lại nhìn Chu Đệ. Chu Đệ sai người cắt mũi và tai Thiết Huyền, đem nấu chín rồi nhét vào miệng ông hỏi rằng: ''"Thịt có ngọt không?"''. Thiết Huyền lớn tiếng đáp: ''"Thịt của trung thần hiếu tử làm sao lại không ngọt"''. Tức thì, Chu Đệ ra lệnh cắt mạch cổ tay ông, Thiết Huyền miệng cứ chửi rủa mãi cho đến chết. Chu Đệ tức giận, lại bắt cả cha mẹ Thiết Huyền đã ngoài 80 tuổi [[Phát vãng|phát vãng]] đi Hải Nam làm khổ dịch, giết chết hai đứa con mới hơn 10 tuổi của ông, đồng thời đưa vợ và hai con gái ông giao cho [[Nhà thổ|nhà chứa]].
 
Còn Tề Thái, Hoàng Tử Trình cũng bị xử lăng trì và [[Tru di]] tam tộc.
 
Lưu Đoan là người chủ trì chùa Đại Lý đã bỏ trốn rồi sau bị bắt dẫn đến trước điện, Chu Đệ hỏi rằng: ''"Phương Hiếu NhoNhụ là người thế nào ?"''. Lưu Đoan cười đáp: ''"Là trung thần".'' Chu Đệ lại hỏi: ''"Còn ông bỏ chùa chạy trốn có coi là trung thần không ?"''.Lưu Đoan cứng cỏi đáp: ''"Tôi cũng vì muốn sống để sau này báo thù mà thôi"''. Chu Đệ nổi giận liền sai người cắt mũi và tai Lưu Đoan, rồi cười hỏi Lưu Đoan máu me đầy mặt rằng: ''"Bây giờ ngươi mặt mũi thế này còn coi là người nữa không?"''. Lưu Đoan đáp: ''"Khuôn mặt ta là mặt trung thần hiếu tử, chết xuống âm phủ còn có mặt mũi gặp thái tổ hoàng đế".'' Chu Đệ càng thêm bực tức, liền vung gậy đập chết Lưu Đoan.
 
Chu Đệ cả thảy đã giết hơn 10 nghìn trung thần của Kiến Văn Đế cùng gia quyến, trong lịch sử chưa từng có vụ tàn sát quan lại đối phương quy mô như vậy. 22 năm sau, khi [[Minh Nhân Tông|Chu Cao Sí]] con trai của Chu Đệ lên nối ngôi, mới hạ chiếu phế bỏ kiếp nô lệ cho gia quyến của các trung thần triều đại Kiến Văn Đế.
Dòng 127:
Lúc bấy giờ, có người liền tố giác với Chu Đệ: chỉ có kẻ đã trà trộn vào Phật môn mới có thể trốn tránh được quan quân triều đình! Hơn nữa, khi phất cờ khởi nghĩa, [[Đường Trại Nhi]] từng tự xưng là "Phật mẫu", khiến Chu Đệ càng tin vị nữ hiệp này có liên quan tới cửa Phật.
 
Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), Minh Thành Tổ Chu Đệ đột nhiên hạ lệnh bắt tất cả các ni cô và nữ đạo sĩ ở Sơn Đông, Bắc Kinh về kinh sư để thấm vânvấn, xác minh thân phận. Mặc dù mệnh lệnh được ban hành trên danh nghĩa "thẩm vấn", nhưng triều đình nhiều lần lạm dụng nhục hình, thậm chí còn bắt tay với tầng lớp [[Hòa thượng|hòa thượng]] để đẩy những phụ nữ xuất gia vào cảnh "sống không bằng chết".
 
Tháng 7 cùng năm, Minh Thành Tổ phong cho Đoàn Minh làm Tả tham chính Sơn Đông, tiếp tục truy tìm tung tích của Đường Trại Nhi. Để lập công với Thành Tổ, Đoàn Minh mở rộng phạm vi điều tra ra cả nước, làm liên lụy tới mấy vạn phụ nữ đã xuất gia, tu hành. Sự kiện này đã từng được ghi lại trong "Minh sử": ''"Tháng hai năm Vĩnh Lạc thứ 18, Đường Trại Nhi người Sơn Đông làm phản nhưng không bắt được, triều đình liền bắt giữ hànhhàng vạn phụ nữ xuất gia."''
 
Cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, Chu Đệ vẫn chưa thể bắt giữ nữ hiệp Đường Trại Nhi. Minh triều thấy hành động tróc nã này quá mất lòng dân nên mới dừng lại. Tuy vậy, "thảm án ni cô" đã gây nên bi kịch không chốn dung thân cho hàng vạn ni cô, đạo sĩ, thậm chí tước đi sinh mạng của hơn một ngàn người. Đây được xem là "vụ án ni cô" chấn động nhất trong lịch sử Trung Quốc, phá vỡ sự thanh tịnh của Phật giáo đã được duy trì cả ngàn năm tại nước này.
Dòng 139:
Sau khi tàn sát các quan lại cũ của Minh Huệ Đế, chính quyền trung ương có những thiếu sót rất lớn về quan viên. Minh Thành Tổ vì vậy rất khao khát những người đọc sách có tài nguyện ý ra giúp mình. Ngay khi lên ngôi ông đã hạ lệnh mở ân khoa tuyển chọn sĩ tử vào triều làm quan để lấp các chỗ trống, tuy nhiên ông cũng rất khắt khe với việc gian lận. Thời Hồng Vũ, Minh Thái Tổ vì ít đọc sách nên không đặt nặng việc khoa cử, chỉ bổ nhiệm các thân tín, Thành Tổ cho cải cách khoa cử để hấp dẫn tầng lớp trí thức ra sức làm quan giúp mình. Ông đặt rất nhiều tâm huyết vào việc tuyển chọn nhân tài, thậm chí ông còn có những nguyên tắc riêng khi dùng người. Mặc dù là người độc đoán, Vĩnh Lạc cũng chứng tỏ mình là người sáng suốt và khôn ngoan khi biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các cố vấn.
 
Để giúp đỡ cho công việc của hoàng đế, Minh Thành Tổ đã cho thành lập một cơ quan mới là [[Nội các]] tập hợp các đại thần thân tín với người đứng đầu được gọi là Thủ phụ. Nội các sẽ giúp hoàng đế quản lý [[Lục bộ]] và các sự kiện quan trọng của đế quốc, chia sẻ và giảm bớt gánh nặng cho hoàng đế. Đây là việc không bao giờ xảy dưới triều [[Minh Thái Tổ]], một người độc tài và không bao giờ tin tưởng thần tử của mình. Tuy nhiên đây cũng là tác hại lớn, khi các hoàng đế đời sau từ Anh Tông bắt đầu sa vào hưởng lạc, không quan tâm triều chính nên không còn giữ được sự khống chế với Nội các. Quyền lực của Nội các càng lúc càng lớn, có quyền bổ nhiệm quan viên, kiểm soát ngân khố và thậm chí là điều động quân đội. Người đứng đầu Nội các, sau hoàng đế, mới là người thực sự điều khiển đất nước như [[Nghiêm Tung]] hay thậm chí lấn át cả hoàng đế như [[Trương Cư Chính]]. Đây là một trong những điều dẫn đến sự suy vong của Nhà Minh. Thành Tổ còn là một vị vua nghiêm khắc với quan lại tham nhũng, trừng phạt họ giống như cha mình là Thái Tổ. Quan viên tham ô 60 lượng bạc thì [[Chém đầu|chém đầu]], nhiều hơn thì lột da.
 
=== Kinh tế ===
Dòng 154:
 
=== Văn hóa ===
Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1403), Thành Tổ cho người biên soan một bộ [[Bách khoa toàn thư|bách khoa toàn thư]], lấy tên là [[Vĩnh Lạc đại điển]], với chủ biên là Thủ phụ đầu tiên của Nhà Minh là [[Giải Tấn]], một học giả tài danh đương thời cùng với 147 học giả khác. Bộ sách được biên soạn với mục đích gìn giữ bảo vệ văn hóa và văn học Trung Quốc bằng chữ. Đến năm 1408, bộ sách được hoàn thành, trở thành bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới và là bộ sách đồ sộ nhất của thể loại này, tuy nhiên vì quá to lớn, nên bộ sách không được in ra mà chỉ có một bản duy nhất, đến nay đã gần như mất dần với thời gian.
 
Minh Thành Tổ còn là người khoan dung với các tư tưởng triết học khác với mình (nhà vua là người theo đạo [[Khổng Mạnh]]), đối xử bình đẳng với các tôn giáo [[Phật giáo|Phật]]-[[Đạo giáo|Đạo]]-[[Nho giáo|Nho]]. Mặc dù các nho sinh đương thời xem ông là kẻ đạo đức giả, việc đối xử khoan dung và bình đẳng tôn giáo đã giúp ông có được sự yêu quý của nhân dân, củng cố sự thống nhất đế quốc. Việc xem trọng văn hóa truyền thống đã dấy lên làn sóng căm ghét văn hóa Mông Cổ còn sót lại ở Trung Quốc, hoàng đế xem việc ăn mặc, đặt tên, nói năng như người Mông Cổ là rác rưởi và ra lệnh cấm tiệt. [[Đạo Hồi]] dưới triều ông cũng rất phát triển, nhà vua đã ra lệnh xây thêm 2 nhà thờ Hồi giáo để truyền giáo. Ông được nhân dân đương thời gọi là "Vị Phật năng động".
Dòng 207:
 
[[Tập tin:Map of Ming Chinese empire 1415.jpg|thumb|Triều Minh Trung Quốc dưới Triều đại Vĩnh Lạc (1424)]]
[[Đại Việt]], với tên gọi mới [[Đại Ngu]] từ năm [[1400]], là một vấn đề hóc búa trong suốt Triều đại của Minh Thành Tổ. Năm 1406, Minh Thành Tổ chính thức đáp lại các thỉnh cầu từ [[Trần Thiêm Bình]] - người xưng là dòng dõi [[Nhà Trần]] đã bị [[Nhà Hồ]] lật đổ năm 1400. Ông sai tướng [[Hoàng Trung]] đem 10 vạn quân hộ tống [[Trần Thiêm Bình]] về nước. Quân Đại Ngu chặn ở biên giới nhưg bị quân Minh đánh tan; không lâu sau, một cánh quân Đại Ngu khác đánh úp quân Minh. Hoàng Trung phải nhượng bộ xin giao nộp Trần Thiêm Bình cho Nhà Hồ bắt giết để được mở đường rút quân về nước.
 
Để đáp lại sự sỉ nhục này, Minh Thành Tổ đã sai [[Trương Phụ]], [[Mộc Thạnh]] đem 21 vạn quân (nói phao lên thành 80 vạn) [[chiến tranh Minh-Đại Ngu|xâm lược Đại Ngu]]. Quân Minh liên tiếp thắng trận, bắt được vua [[Hồ Hán Thương]], [[Nhà Hồ]] hoàn toàn sụp đổ năm 1407. Trung Quốc đã bắt đầu âm mưu đồng hóa một cách lâu dài. Vĩnh Lạc cho người đốt hết những sách vở, phá hủy những bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, lại đàn áp, tăng sưu thuế bắt người Việt phải phục dịch quân Minh. Nhưng những nỗ lực đó vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của người Việt. Nhiều cuộc nổi dậy nổ ra chống lại các bộ máy xâm lược Nhà Minh. Minh Thành Tổ đã điều các tướng [[Mộc Thạnh]], [[Trương Phụ]] sang dẹp các cuộc cuộc khởi nghĩa mà lớn nhất ban đầu là phong trào của các quý tộc Nhà Trần cũ là [[Trần Ngỗi]] và [[Trần Quý Khoáng]]. Sau khi họ Trần thất bại, vào đầu năm 1418 một cuộc nổi dậy lớn do [[Lê Lợi]] khởi xướng. Do thời gian Minh Thành Tổ qua đời đúng vào năm 1424, các lực lượng người Việt dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã chiếm gần như toàn bộ lại vương quốc. Năm 1427, [[Minh Tuyên Tông]] đã từ bỏ những nỗ lực bắt đầu bởi ông nội của ông và chính thức thừa nhận nền độc lập của Việt Nam với điều kiện nước Đại Việt phải chấp nhận tình trạng chư hầu và phải cống nạp người vàng tượng trưng cho tướng [[Liễu Thăng]] bị giết ở ải [[Chi Lăng]] mỗi lần đi sứ. Tuy nhiên, vai trò và thanh thế của Nhà Minh trong khu vực cũng từ đó mà đi xuống, bởi sự lớn mạnh của nước Việt mới ở phương Nam đã cắt đứt ảnh hưởng của Nhà Minh xuống vùng Đông Nam Á.
Dòng 231:
 
=== Chọn ngôi Thái tử ===
Minh Thành Tổ có bốn con trai, 3 người đầu được sinh bởi [[Nhân Hiếu Văn hoàng hậu|Từ Hoàng hậu]], người con út chết non. Trong đó người con thứ 3 [[Chu Cao Toại]] tuổi nhỏ, nên ngôi Thái tử là cuộc tranh giành giữa người con trưởng Chu Cao Sí và con thứ là [[Chu Cao Hú]]c. Chu Cao Sí dáng người mập mạp, lại hay bệnh tật từ nhỏ, tính tình lại hiền lành, thích đọc sách, trái ngược với Thành Tổ là người tàn nhẫn và hiếu võ nên vua không thích người con này. Chu Cao Húc lại giống cha, diện mạo khôi ngô, tính nóng nảy lại thích giết người, võ nghệ giỏi giang, không thích đọc sách, khi có loạn Tĩnh Nan, cầm quân một phía chống lại quan quân triều đình, lúc Thành Tổ gặp nguy từng lấy thân ra chắn cho cha, nên được vua rất yêu thích.
 
Thành Tổ lên ngôi, muốn lập con thứ, nhưng bị Từ Hoàng hậu và các đại thần phản đối, lý do là theo tổ chế phải lập trưởng không lập ấu, vả lại Cao Sí lúc chiến tranh ở hậu phương gìn giữ căn cứ trước quân triều đình, chi viện cho đại quân, công lao không kém Cao Húc, lại không phạm lỗi lầm, phải lập làm Thái tử. Vua còn do dự, các đại thần tâu rằng: "Xin hãy xem cháu của bệ hạ". Chu Cao Húc dòng dõi không vượng, ít con. Còn dòng Chu Cao Sí thì thịnh vượng, con trưởng của Cao Sí là Chu Chiêm Cơ tuổi nhỏ lại gan dạ, tính thông minh, giỏi cả văn võ. Thành Tổ không thích con trưởng nhưng lại cực kỳ quý đứa cháu này. Tương truyền 100 ngày trước khi Minh Thái Tổ mất, lúc ấy vợ của Chu Cao Sí đang mang thai, Yên Vương Chu Đệ nằm mộng thấy cha mình trao cho ông ngọc tỷ ám chỉ rằng ngôi vua sẽ thuộc về ông. Chu Đệ tỉnh dậy, cùng ngày [[Chu Chiêm Cơ]] (Minh Tuyên Tông sau này) ra đời, Chu Đệ cho rằng đứa bé là điềm lành, khi lớn lên lại thông minh gan dạ, Chu Đệ cho rằng đứa cháu chính là Thái Tổ đầu thai nên quý lắm. Khi nghe các đại thần tâu, vua quyết định ngay, lập Chu Cao Sí làm thái Thái tử.
 
Chu Cao Húc thấy vậy tức lắm, bàn mưu với Kỷ Cương muốn học cha mình, đem quân tạo phản. Mưu mô bị phát giác, Kỷ Cương bị tru di, còn Chu Cao Húc bị bắt đến trước mặt Thành Tổ. Vua giận lắm, muốn giết Cao Húc. Thái tử lại niệm tình anh em, xin tha chết cho Cao Húc, vua liền mắng Thái tử là đồ lòng dạ đàn bà nhưng quả thật không nỡ giết con. Chu Cao Húc lại lập lời thề độc nếu mang lòng phản nghịch nữa thì bị ném vào vạc dầu. Vua bèn hỏi cháu là Chu Chiêm Cơ, lúc này mới hơn 10 tuổi: "Chú của cháu mang lòng phản, Trẫm ở đây nó không dám làm gì, Trẫm không còn nữa, nó lại mưu nghịch thì sao?", Chu Chiêm Cơ đáp rằng:"Cháu không sợ". Vua nghe thế vui lắm liền tha mạng cho Chu Cao Húc, nhưng bị biếm đi làm Hán Vương ở Vân Nam. Sau này vào thời Tuyên Đức, Chu Cao Húc lại muốn làm phản, Chu Chiêm Cơ đích thân dẫn quân đến bắt được, hành quyết mấy người con trai của Hán Vương cùng mấy trăm quan viên. Còn Chu Cao Húc thì bị trói vào cột mà thiêu tới chết cho ứng với lời thề.
 
=== Hậu cung ===
 
==== Từ Hoàng Hậu ====
Trong cuộc đời Minh Thành Tổ Chu Đệ có ba người con gái mà ông vô cùng sủng ái. Họ đều là những người mỹ nhân tài đức vẹn toàn, nhưng có lẽ người có công lớn nhất khiến một đại hoàng đế xuất chúng như Chu Đệ cả đời kính trọng, yêu thương và thương nhớ chính là Từ Nghĩa Hoa, [[Từ hoàng hậu (Minh Thành Tổ)|Từ hoàng hậu]]. [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương có giao tình tốt với [[Từ Đạt]], muốn hậu đãi nhà họ Từ, bèn gả Từ thị cho Chu LệĐệ. Chu Đệ kính trọng và yêu thương Từ vương phi không chỉ bởi tài hoa, đức hạnh, mà nàng chính là người có công lớn giúp Chu Đệ xây dựng thành công đế nghiệp. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ. Kể từ khi Từ hoàng hậu qua đời, ông đã để trống vị trí hoàng hậu chốn hậu cung như một cách tri ân, tưởng nhớ đến người vợ tào khang.
 
==== Quyền phi ====