Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 331:
===Chiến dịch hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam===
Vào năm [[1979]], trước việc [[Trung Quốc]] tấn công [[Việt Nam]], [[Liên Xô]] đã khẳng định kiên quyết: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với đồng minh [[Việt Nam]].<ref name=kienthuc>[http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-615751.tpo Giải mật cuộc tập trận quy mô chưa từng có năm 1979 (kỳ 1)] Trịnh Thái Bằng, [[báo Tiền Phong]] cập nhật 08:42 ngày 04 tháng 03 năm 2013. [http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/giai-mat-cuoc-tap-tran-quy-mo-chua-tung-co-nam-1979-ky-2-616072.tpo (kỳ 2)]</ref>
 
Ngày 18/2/1979, Liên Xô ra tuyên bố ủng hộ cuộc chiến đấu của Việt Nam: ''“Nhân dân Việt Nam anh hùng, lại vừa trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược hôm nay, có đủ khả năng để quật khởi cho chính họ một lần nữa, và hơn thế họ có những người bạn tin cậy được. Liên Xô sẽ nghiêm chỉnh tôn trọng những cam kết theo Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”''
 
Ý định bảo vệ [[Việt Nam]] của [[Liên Xô]] là hết sức nghiêm túc nhưng nếu cuộc tấn công của [[Trung Quốc]] vẫn nằm trong phạm vi đối phó của Việt Nam thì Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự, chỉ khi Trung Quốc tiếp tục leo thang chiến tranh, ví dụ như uy hiếp [[Hà Nội]] và [[Hải Phòng]], hoặc đồn trú lâu dài trên những vùng đất chiếm được, thì Liên Xô mới tham gia giải quyết xung đột. Mặc dù không có một tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng [[Việt Nam]] sẽ không nhờ [[Liên Xô]] can thiệp quân sự trực tiếp, bởi truyền thống lịch sử của [[Việt Nam]] chưa bao giờ cầu viện bất cứ nước nào giúp đánh đuổi ngoại xâm. Tinh thần tự tôn của [[Việt Nam]] là một yếu tố quan trọng khiến [[Liên Xô]] không can thiệp quân sự nếu cuộc chiến vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được, họ sẽ chỉ can thiệp trực tiếp nếu [[Việt Nam]] không còn khả năng chống trả (ví dụ như nếu [[Trung Quốc]] sử dụng [[vũ khí hạt nhân]] để hủy diệt lãnh thổ [[Việt Nam]].<ref>[http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-nguong-can-thiep-quan-su-cua-lien-xo-3302191/?paged=3 Cuộc chiến tranh 17-2-1979: Ngưỡng can thiệp quân sự của Liên Xô - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>).
 
Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số thông tin quân sự thu được từ vệ tinh do thám. Ngày 19/2/1979, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô do đại tướng [[Gennady Obaturov]] dẫn đầu tới Hà Nội.
Ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung - Việt bùng nổ, [[Liên Xô]] đã viện trợ khẩn cấp cho phòng không lục quân Việt Nam 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai [[SA-7]] “Strela-2M”, 30 tổ hợp phòng không tự hành [[ZSU-23-4 Shilka]] và 50 máy bay tiêm kích [[MiG-21]]bis. Trong thời gian diễn ra xung đột, các tàu vận tải [[Liên Xô]] và các nước XHCN khác liên tục cập [[cảng Hải Phòng]] để dỡ hàng quân sự cho [[Việt Nam]]. Trong giai đoạn từ năm [[1979]] đến [[1982]], [[Liên Xô]] đã viện trợ 14 tổ hợp tên lửa phòng không S-75M “Volga” và 526 quả tên lửa V-755 (B-755). Từ năm [[1984]] đến năm [[1987]], Liên Xô chuyển giao tiếp 14 biến thể tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn là S-75M3 cùng 866 quả đạn V-759 (B-759). [[Liên Xô]] cũng viện trợ 40 tổ hợp tên lửa S-125 “Pẹchora” và 1.788 quả tên lửa V-601 PD (В-601ПД) cùng trong giai đoạn nói trên.<ref>[http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-cong-bo-ho-so-moi-he-thong-phong-khong-viet-nam-3364881/ Vũ khí Liên xô và Nga trong phòng không Việt Nam - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung - Việt bùng nổ, [[Liên Xô]] đã viện trợ khẩn cấp cho phòng không lục quân Việt Nam. Trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng 3/1979, bằng đường thủy, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai [[SA-7]] “Strela-2M”, 30 tổ hợp phòng không tự hành [[ZSU-23-4 Shilka]], 50 máy bay tiêm kích [[MiG-21]]bis, 50 dàn phóng pháo phản lực 40 nòng cỡ 122mm [[BM-21]], hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 800 súng chống tăng bộ binh. Trong thời gian diễn ra xung đột, các tàu vận tải [[Liên Xô]] và các nước XHCN khác liên tục cập [[cảng Hải Phòng]] để dỡ hàng quân sự cho [[Việt Nam]]. Trong giai đoạn từ năm [[1979]] đến [[1982]], [[Liên Xô]] đã viện trợ 14 tổ hợp tên lửa phòng không S-75M “Volga” và 526 quả tên lửa V-755 (B-755). Từ năm [[1984]] đến năm [[1987]], Liên Xô chuyển giao tiếp 14 biến thể tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại hơn là S-75M3 cùng 866 quả đạn V-759 (B-759). [[Liên Xô]] cũng viện trợ 40 tổ hợp tên lửa S-125 “Pẹchora” và 1.788 quả tên lửa V-601 PD (В-601ПД) cùng trong giai đoạn nói trên.<ref>[http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-cong-bo-ho-so-moi-he-thong-phong-khong-viet-nam-3364881/ Vũ khí Liên xô và Nga trong phòng không Việt Nam - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Từ ngày 12 đến 26/3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên [[Trung Quốc]] theo quyết định của [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô]], trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ [[Mông Cổ]] và trên Thái Bình Dương đã tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật. Trong cuộc diễn tập lớn nhất lịch sử quân sự có sử dụng lực lượng của 20 [[sư đoàn]] binh chủng hợp thành và không quân với 200 nghìn quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Kế hoạch diễn tập đã tiến hành tổ chức các cụm chủ lực không quân công kích trên các quân khu gần biên giới [[Trung Quốc]].
Hàng 342 ⟶ 346:
Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật. Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại [[Mông Cổ]], với sự tham gia của 6 sư đoàn [[Bộ binh cơ giới]] và tăng-thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia.<ref>[http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-nguong-can-thiep-quan-su-cua-lien-xo-3302191/?paged=2 Cuộc chiến tranh 17-2-1979: Ngưỡng can thiệp quân sự của Liên Xô - DVO - Báo Đất Việt<!-- Bot generated title -->] Thứ Hai, 07/03/2016 15:02</ref>
 
MộtHai bộhoạt phậnđộng khôngtrợ giúp quân đảmsự bảođáng kể nhất của Liên Xô là giúp hỗ trợ vận tảichuyển trênhàng lãnhkhông thổquân đội [[Việt Nam]] từ biên giới Tây Nam về phía Bắc và triển khai một số tàu chiến ngăn chặn tàu Mỹ ở Biển Đông vào những tuần đầu tháng 3. Trong không đầy một tháng, [[Liên Xô]] đã tiến hành cơ động 20 nghìn quân của Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh từ Campuchia trở về miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc xung đột đến tháng 3/1979, theo đường vận tải biển, Liên Xô đã chuyển đến Việt Nam hơn 400 [[xe tăng]] và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu pháo và [[súng cối]], 50 tổ hợp pháo phản lực Grad [[BM-21]], hơn 100 khẩu pháo phòng không, 400 tổ hợp [[tên lửa phòng không vác vai]] và hàng nghìn tên lửa, 800 súng chống tăng [[RPG-7]], 20 máy bay tiêm kích.<ref name=kienthuc />
 
Trữ lượng xăng dầu tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt Nam, Bộ quốc phòng Liên Xô đã phải mất hai năm để phục hồi lại dự trữ. Trong báo cáo tổng kết ghi nhận ''"Quân đội Liên bang Xô viết đã chứng minh được khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đáp ứng được những yêu cầu tác chiến hiện đại và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế".''<ref name=kienthuc />