Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 74:
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm [[1054]], [[Lý Thánh Tông]] đã đổi quốc hiệu từ '''Đại Cồ Việt''' (大瞿越) thành '''Đại Việt''' (大越), mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái [[Phật giáo]] nhưng ảnh hưởng của [[Nho giáo]] cũng rất cao với việc mở các [[trường đại học]] đầu tiên là [[Văn miếu]] ([[1070]]) và [[Quốc Tử giám]] ([[1076]]) và tổ chức các [[khoa thi]] để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là [[quý tộc]] ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm [[1075]], và [[Trạng nguyên]] đầu tiên là [[Lê Văn Thịnh]]. Về thể chế [[chính trị]], đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào [[luật pháp|pháp luật]] hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành [[Hà Nội|Đại La]] làm [[kinh đô]], đổi tên thành '''Thăng Long''' (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh [[kinh tế]] và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như [[Lê Văn Thịnh]], [[Bùi Quốc Khái]], [[Doãn Tử Tư]], [[Đoàn Văn Khâm]], [[Lý Đạo Thành]], [[Tô Hiến Thành]],... đã góp sức lớn về văn trị và [[Chính trị|chính trị]], tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.
 
[[Quân sự nhà Lý|Quân đội nhà Lý]] được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách [[Ngụ binh ư nông]], các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng [[thủy binh]], [[kỵ binh]], [[bộ binh]], [[tượng binh]],... cùng số lượng lớn vũ khí [[giáo]], [[mác]], [[cung (vũ khí)|cung]], [[nỏ]], [[khiên]] và sự hỗ trợ công cụ công thành như [[máy bắn đá]], những [[kỹ thuật]] tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự [[Nhà Tống]]. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các [[bộ tộc]] man di ở [[biên giới]], cũng như [[quốc gia]] kình địch [[Hướng Nam|phía Nam]] là [[Chiêm Thành]] hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công [[lãnh thổ]] và thậm chí mở rộng hơn vào năm [[1069]], khi [[Lý Thánh Tông]] chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của [[Vương quốc Đại Lý]], [[Đế quốc Khmer]] và đặc biệt là sự kiện danh tướng [[Lý Thường Kiệt]] dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ [[Nhà Tống]] vào năm [[1075]], dẫn đến [[Trận Như Nguyệt]] xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại.
 
Bên cạnh [[quân sự]], nhà Lý còn nổi tiếng về [[nghệ thuật]] với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành [[Trường An]] của [[nhà Đường]] và [[Khai Phong]] của [[nhà Tống]], tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về [[mái ngói]], [[linh thú]] trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các [[Nghệ nhân|nghệ nhân]] thời Lý. [[Rồng Việt Nam|Con Rồng thời Lý]] được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. 3 trong 4 bảo vật của [[An Nam tứ đại khí]] là [[Tháp Báo Thiên]], [[Chuông Quy Điền]] và Tượng phật [[Chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều|Chùa Quỳnh Lâm]] được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, [[Chùa|chùa chiền]], phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý.
[[Tập tin:Vietnam (1069).png|nhỏ|600px|phải|Lãnh thổ Việt Nam thời nhà Lý (1009-12251009–1225).]]
 
==Tôn xưng==
Dòng 86:
{{Lịch sử Việt Nam}}
===Thành lập===
Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện [[Lý Thái Tổ|Lý Công Uẩn]] thay ngôi [[Lê Long Đĩnh]]. Các bộ sử cổ của [[Việt Nam]] như ''[[Việt sử lược]]'', ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' và ''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]'' thống nhất chép rằng [[Tháng mười|tháng 10]] năm [[1009]], vua [[nhà Tiền Lê]] là [[Lê Long Đĩnh|Long Đĩnh]] mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền Chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là [[Đào Cam Mộc]] cùng thiền sư [[Vạn Hạnh]] đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn.<ref name="dvsktt2">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt07.html Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế]</ref><ref name="cm2">Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 2.</ref>
[[Hình:Tượng Lý Thái Tổ.jpeg|250px|nhỏ|trái|[[Lý Thái Tổ]] (李太祖) (974-1028)]]
Riêng trong sách ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'', sử gia [[Ngô Thì Sĩ]] ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc [[Lê Long Đĩnh|Long Đĩnh]] bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép<ref name="nts22425">Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr. 223.</ref>. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'', đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn [[Lý Thái Tổ|Lý Công Uẩn]] khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]] để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.
 
Nhà sử học [[Lê Văn Hưu]] viết: ''Lý Công Uẩn người [[châu Cổ Pháp]] ([[Từ Sơn]], Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn, theo học ở [[chùa Lục Tổ]] của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.''
 
Việc Lý Công Uẩn trưởng thành, thăng tiến trong bộ máy [[Nhà Tiền Lê|nhà Tiền Lê]] và lên ngôi vua có vai trò gây dựng rất lớn của thiền sư [[Vạn Hạnh]]<ref name="nhaly32">Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sách đã dẫn, tr. 32-33.</ref>. Các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận vai trò của [[Vạn Hạnh|sư Vạn Hạnh]] và Đào Cam Mộc trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhanh chóng, êm thấm và kịp thời, khiến cục diện chính trị nước [[Đại Cồ Việt]] được duy trì ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, không gây xáo trộn từ trong cung đình lẫn bên ngoài<ref name="nhaly34">Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sách đã dẫn, tr. 34.</ref>. Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr. 72.</ref>, mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước<ref>Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr. 103.</ref>.
 
===Dời đô về Đại La===
Dòng 102:
Các nhà nghiên cứu khẳng định [[Lý Thái Tổ]] dời đô cũng cần dùng tới đội thuyền. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa [[phủ Vườn Thiên]] và nhà bia [[Lý Thái Tổ]] ở Khu di tích [[Cố đô Hoa Lư]]). Rồi thuyền vào [[sông Sào Khê]], qua [[cầu Đông]], [[cầu Dền]] ở [[Hoa Lư]] để ra bến đò [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên]] vào [[sông Hoàng Long]]. Đi tiếp đến [[Gián Khẩu]] thì rẽ vào [[sông Đáy]]. Từ [[sông Đáy]] lại rẽ vào [[sông Phủ Lý|sông Châu Giang]]. Đến [[Phủ Lý]] đoàn thuyền ngược [[sông Hồng]], rồi vào [[sông Tô Lịch]] trước cửa thành [[Đại La]].<ref>[http://vtc.vn/2-263751/xa-hoi/gia-thiet-bang-anh-ve-tinh-lo-trinh-doi-do-cua-vua-ly.htm Giả thiết bằng ảnh vệ tinh: Lộ trình dời đô của Vua Lý]</ref>
 
Như vậy hành trình dời đô đi qua sáu con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, [[sông Hoàng Long]], [[sông Phủ Lý|sông Châu Giang]] là đi xuôi dòng, trên [[sông Đáy]], [[sông Hồng]], [[sông Tô Lịch]] là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng [[Đường sông Việt Nam|đường sông]] chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở [[biển]].
 
Sử gia [[Ngô Thì Sĩ]] trong [[Đại Việt sử ký tiền biên]] nhận xét về kinh đô [[Thăng Long]] như sau:
Dòng 318:
[[Vân Đồn|Cảng Vân Đồn]] có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ [[Trung Quốc]] xuống các nước [[Đông Nam Á]]. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn Châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr. 147.</ref>.
 
Các đối tác chủ yếu của [[Đại Việt]] là Trung Quốc, [[Chiêm Thành]], Trảo Oa tức [[java|đảo Java]], Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, [[Xiêm|Xiêm La]] - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức [[Srivijaya]] ở đảo [[Sumatra]].
 
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. Theo sách ''Lĩnh ngoại đại đáp'' của Nam Tống, người Việt thời Lý thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm. Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán.