Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tham khảo: Việt hóa bản mẫu
n →‎Tư tưởng: chính tả, replaced: nguời → người
Dòng 79:
Xác lập học thuyết riêng về quan hệ giữa niềm tin và lý trí, thần học và triết học, Thomas mong muốn lý giải nó dưới ánh sáng của tri thức, hay ở trình độ khái niệm, vượt qua sự giải thích phi lý tính theo quan điểm của Augustin về các tín điều tương tự. Học thuyết của Thomas về quan hệ giữa thần học và triết học có nguồn gốc sâu xa từ hệ thống Aristote. Ở Aristote thần học được hiểu như khoa học về Thượng đế với tính cách là hình thức (mô thức) thuần túy tối cao và mục đích của tồn tại; nó cũng tương đồng một phần với siêu hình học, tức triết học thứ nhất, tìm hiểu bản chất sâu kín của vạn vật, “những gì ẩn chứa đằng sau giới tự nhiên (vật lý)”. Đến Thomas vấn đề này được giải thích có lợi cho nhà thờ. Thomas cố chứng minh ưu thế của thần học trước triết học, nhưng không như cách của các Giáo phụ vào các thế kỷ thứ II – V, mà dựa vào tri thức khoa học. Thần học là khoa học đứng cao hơn triết học và khoa học, hiểu theo nghĩa thông thường phổ biến của con người. Trong "Tổng luận thần học" ông đã giải thích khá tỉ mỉ về nội dung này. Ông nhấn mạnh: "Môn học thánh là khoa học. Chúng ta phải để ý hai loại khoa học. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, toán học, hình học cùng những khoa học tương tự. Có những khoa học thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn…Vậy môn học thánh là khoa học, vì thành hình do các nguyên lý được nhận biết nhờ ánh sáng của khoa học cao hơn, tức là khoa học về Thiên Chúa và khoa học hạnh phúc” (Thánh [[Thomas Aquinas]]: Tổng luận thần học, quyển 1, tập 1, tiết 2, đoạn 2). Sau khi chứng minh rằng các khoa học thông thường và triết học có thể đưa con người đến sai lầm và mâu thuẫn, Thomas kết luận: "Môn học thánh là một khoa học có tính chất một phần suy lý, một phần thực tiễn, và nó vượt lên trên tất cả các khoa học suy lý và thực tiễn khác… Môn học thánh nhận lấy sự xác thực của mình từ sự sáng trong tri thức của Thiên Chúa, mà tri thức của Thiên Chúa không thể sai lầm” (Thánh Tôma Aquinô, sđd, quyển 1, tập 1, tiết 2, đoạn 2).
 
Như vậy là học thuyết của Thomas về ưu thế của niềm tin trước lý trí dựa vào quan niệm của ông về tính xác thực hơn hẳn của niềm tin trong quan hệ với lý trí. Nếu Augustin xem phép mầu như minh chứng cho tính không thể nhận thức và tính phi duy lý của quá trình tạo hóa và sự hiện hữu của Thiên Chúa, thì theo Thomas tính chất siêu nhiên của phép mầu chỉ có nghĩa là tính siêu lý trí của chúng đối với con người, chứ không phải đối với sự nhận biết Thiên Chúa. Ở góc độ xã hội, niềm tin được đem đến cho mỗi cá nhân, còn tri thức khoa học không phải ai cũng nắm được. Niềm tin làm cho con người sống có đạo đức hơn, do đó đến gần với Chúa hơn, còn tri thức, nếu bị lạm dụng vì mục đích sai trái, có thể làm hư hỏng con nguờingười.
 
Nhận thức mối quan hệ giữa niềm tin và lý trí, thần học và triết học cũng có nghĩa là nhận thức cả sự cần thiết khắc phục mâu thuẫn giữa hai lĩnh vực này, giữa mặc khải và nhận thức duy lý. Mâu thuẫn giữa tri thức và niềm tin xuất hiện là do những kết luận sai lệch của lý trí rút ra từ đó. Chúng xuất hiện mỗi khi nhà khoa học hay nhà triết học xem hoạt động sáng tạo của mình là hoạt động tự thân, không cần biết đến Thiên Chúa và những chân lý mặc khải. Họ quên cả những khuyết tật cố hữu của lý trí tự nhiên, sự thiếu chắc chắn của cảm giác, đưa ra những nhận định giả tạo, trái hẳn với chân lý của mặc khải. Từ lập luận đó Thomas tuyên bố, trong trường hợp xung đột giữa tri thức vì niềm tin, tiếng nói cuối cùng thuộc về niềm tin. Nguyên tắc này đòi hỏi sự kiểm soát của niềm tin đối với lý trí, trái hẳn với học thuyết “hai chân lý”, là học thuyết thừa nhận tính độc lập tương đối của khoa học và triết học trong quan hệ với thần học. Quan điểm Kytô giáo về triết học như nô lệ của thần học đã tìm được sự biện minh khá sâu sắc ở Thánh Thomas.