Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam quốc diễn nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 129:
# ''Trận lụt Phàn Thành''.<br />Không phải là mẹo của Quan Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm.
# ''[[Gia Cát Lượng]] mắng chết Vương Lãng'': trong lần ra Kỳ Sơn đánh Ngụy (thời [[Tào Duệ|Ngụy Minh Đế]] Tào Tuấn), Gia Cát Lượng gặp lão thần [[Tào Ngụy]] là Vương Lãng trước trận; Vương Lãng khuyên Gia Cát hàng nhưng bị Gia Cát dùng lời lẽ mắng lại việc bỏ nhà Hán theo họ Tào cướp ngôi là trái lẽ; Vương Lãng nghe xong uất quá ngã xuống đất chết.<br />Sự thực, việc này diễn ra thời Văn Đế [[Tào Phi]]. Tào Phi chỉ sai Vương Lãng cùng các danh sĩ [[Hoa Hâm]], Trần Quần, Hứa Chi viết thư cho Gia Cát Lượng, khuyên ông nên hiểu rõ thời thế, vận nhà Hán đã suy, nên bỏ Hán sang Ngụy. Gia Cát Lượng nhận thư, công khai trả lời, khẳng định lập trường phò tá nhà Hán không dao động; ngược lại còn tỏ ý tiếc cho lão thần Vương Lãng đã a dua theo những người ủng hộ họ Tào. Sự việc dừng lại ở đó và Vương Lãng không chết vì bức thư trả lời của Gia Cát Lượng. Hai người chỉ có lời lẽ qua lại bằng thư từ, không gặp nhau ngoài chiến trường.<ref>Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 390-392</ref>
# ''Không thành kế'': ''Tam quốc diễn nghĩa'' kể việc sau khi để mất Nhai Đình, [[Gia Cát Lượng]] ở Tây Thành bị [[Tư Mã Ý]] kéo đến toan vây đánh nhưng đã áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành khiến Tư Mã Ý nghi có phục binh nên rút đi.<br />Trên thực tế sự kiện này phải gọi là ''"khích tướng kế"'', Gia Cát Lượng đúng là đã có lần ngồi trước doanh trại quân Tào để chơi cờ, xung quanh chỉ có mấy tiểu đồng phục vụ để khích quân Ngụy ra đánh, nhưng quân Ngụy sợ phục binh nên không dám ra đánh (không phải là Gia Cát Lượng ngồi trong thành gảy đàn khiđể phòng thủ quân Ngụy của Tư Mã Ý tấn công). <br>"Không thành kế" thực sự trong lịch sử xảy ra tại [[chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy]] thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam Bắc triều]]. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.<ref>Thẩm Khởi Vĩ, ''Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều'', Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 327</ref>
 
== Những ấn phẩm liên quan ==