Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
T–34 là loại xe có buồng lái chật hẹp, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu 4 người. T–34 cũng bị coi là quá ồn nên có thể bị phát hiện trong đêm từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức sẽ có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe tăng đối phương. Giá trị cao nhất của T–34 là thiết kế hiệu quả cao, giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp T–34 bị bắn bay mất tháp pháo vẫn dễ dàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, chỉ cần vài giờ lắp tháp pháo mới là xe lại tham gia chiến đấu được ngay. Xe cũng khá nhẹ và động cơ diesel làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T–34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khoảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T–34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T–34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức, thiết kế này hiệu quả đến nỗi Đức đã copy lại để áp dụng trên loại xe tăng [[Panther]] (Con Báo) và [[Tiger II]] (Vua Cọp).
 
Ưu điểm lớn nhất của xe T-34 chính là thiết kế rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T-34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi xe tăng của Đức đòi hỏi nhiều giờ công lao động, chi phí và thợ lành nghề để chế tạo, xe T-34 có thể được chế tạo với các thiết bị đơn giản và thợ cơ khí bậc trung. Các nhà máy T-34 nằm sâu sau [[dãy núi Ural|dãy Ural]] nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Với cùng một chi phí, phía Đức sản xuất được 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T-34. Do đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng T-34 với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình{{fact|date=7-2014}}, tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. Thành phố Cheliabinsk (''Челябинск'') tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi thành phố này được gọi là Tankograd (''танкоград'')- thành phố xe tăng. Tổng cộng gần 58.000 chiếc T-34 đã được sản xuất trong Thế chiến 2, nhiều hơn bất kỳ loại xe tăng nào khác.
 
Xe tăng T-34 liên tục được cải tiến trong suốt cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm tăng tính hiệu quả và giảm giá thành, điều này khiến càng lúc càng nhiều xe tăng T-34 được tung ra mặt trận. Đầu năm 1944, T-34 được trang bị pháo 85 mm hỏa lực mạnh hơn, cho phép nó có thể chiến đấu ngang cơ với loại Tiger ở cự ly gần; cùng với vỏ thép tốt hơn; tháp pháo ba người, phẳng hơn biến nó thành mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Kiểu này được gọi là xe tăng T-34/85. Cho đến cuối cuộc chiến, dòng tăng T-34 linh loạt và giá thành thấp đã thay thế nhiều loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung của Liên Xô, trở thành [[sản lượng xe tăng Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai|loại xe tăng được sản xuất chủ yếu trong quân đội Liên Xô lúc đó]] và cũng là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô trong suốt [[Cuộc chiến tranh chưa được biết đến|Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại]]. Trên cơ sở khung thân của T-34, Liên Xô cũng chế tạo một loạt các thiết kế [[pháo tự hành]] rất thành công gồm [[SU-85]], [[SU-100]] và [[SU-122]]. Thiết kế cách mạng của T-34 cũng đã dẫn tới việc thiết kế và sản xuất dòng xe tăng lừng danh [[T-54/55]].