Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 95:
===Hỏa lực===
 
Phiên bản T-34 ban đầu được trang bị pháo 76,2&nbsp;ly và thường được gọi với cái tên T-34/76 <ref>{{chú thích web | url = http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/bao-cuoi-tuan/chiec-xe-tang-huyen-thoai/136297.html | tiêu đề = Chiếc xe tăng huyền thoại | author = | ngày = | ngày truy cập = 1 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Quân đội Nhân dân | ngôn ngữ = }}</ref> (lúc ban đầu đây là một mẫu thiết kế dành cho Chiến tranh thế giới thứ hai).

Pháo 76mm L/42 khi dùng đạn xuyên giáp BR-350A có thể chọc thủng lớp giáp trước dày 50mm của xe tăng hạng trung Đức như [[Panzer IV]] Ausf-F từ cự ly 1.200 mét. Đây là loại pháo mạnh hơn so với hầu hết các loại pháo trang bị trên xe tăng hạng trung trên thế giới vào thời điểm năm 1940 (các loại xe tăng Anh, Pháp, Đức khi đó thường chỉ mang pháo từ 50mm trở xuống, hoặc pháo 75mm nhưng nòng ngắn). Điều này đem lại cho T-34 ưu thế hỏa lực trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941).
 
[[Tập tin:Lavrinenko tank crew, 1941.jpg|nhỏ|phải|256px|Tổ lái xe tăng T-34 của [[Dmitri Lavrienko]], ngoại ô Moskva, 1/10/1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi ông hy sinh, đây là chiến sĩ xe tăng có thành tích cao nhất của khối Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2]]
Tới đầu năm 1942, Đức cải tiến và cho ra phiên bản [[Panzer IV]] Ausf-G có giáp trước thân xe dày 80mm, giáp trước tháp pháo dày 50mm. Pháo 76mm L/42 bắt đầu giảm hiệu quả, ở góc đối diện khi dùng đạn xuyên giáp thông thường BR-350B, nó vẫn có thể được giáp trước tháp pháo [[Panzer IV]] Ausf-G ở cự ly 1.800 mét, nhưng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước thân xe ở cự ly khoảng 500 mét.
 
Tới đầu năm 1943, Đức đưa ra sản xuất các loại xe tăng hạng nặng như [[Panther]] và [[Tiger I]] có giáp trước dày trên 100mm. Pháo 76mm trở nên lạc hậu, đạn xuyên giáp thông thường [[BR-350B APHEBC]] không thể bắn thủng giáp trước của Tiger I từ bất cứ cự ly nào, trong khi chỉ có thể bắn thủng giáp hông từ cự ly gần (khoảng 500 mét trở xuống). Đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-350P APCR]] lõi [[tungsten]] thì chỉ có thể bắn xuyên mặt trước [[Tiger I]] ở cự ly 200 - 300 mét hoặc xuyên được giáp hông ở cự ly 700 mét, nhưng loại đạn này chỉ được sản xuất hàng loạt vào đầu năm 1944.
Hàng 110 ⟶ 112:
Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên, bởi kim loại làm vỏ giáp của [[Tiger I]] có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của [[Tiger I]] nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I<ref>http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html</ref>.
 
Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1&nbsp;km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đọđấu tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5&nbsp;km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.
 
Một ví dụ về tính hiệu quả của T-34/85 trong giai đoạn cuối chiến tranh là [[trận Kielce-Khmielnik]], diễn ra trong [[Chiến dịch Wisla-Oder]]. Ngày 13/1/1945, [[Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 524]] của Đức có trong trang bị 23 xe tăng hạng siêu nặng [[Tiger II]] và 29 xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] đã tấn công từ [[Khmielnik]] ở phía Nam và từ khu vực gần [[Kielce]] về phía bắc, ngoài ra tiểu đoàn 424 còn được yểm trợ bởi 13 xe tăng [[Panther]] từ Sư đoàn xe tăng số 16. Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 61 của Liên Xô đã huy động 40 xe tăng [[T-34]]/85 chặn đánh ở làng Lisow. Các xe tăng [[T-34]]/85 đã ngụy trang khéo léo, chờ đến khi xe tăng Đức vào phạm vi 150 mét thì mới nổ súng, phá hủy ngay lập tức 4 chiếc Tiger và phá hủy tiếp 9 chiếc khác sau đó, khiến quân Đức phải rút lui. Sau thất bại của cuộc tấn công đầu tiên, người Đức huy động 30 xe tăng Tiger (một nửa trong số đó là Tiger II) và 13 xe tăng [[Panther]] để tấn công lần nữa. Bất chấp việc quân Đức có ưu thế vượt trội (40 xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô phải chống lại 43 xe tăng hạng nặng Đức), các xe T-34-85 sử dụng ưu thế cơ động đã liên tục di chuyển giữa những ngôi nhà đang cháy, và tiếp tục bắn vào xe tăng Đức ở cự ly gần. Đến 6 giờ tối, trận đánh kết thúc. Quân Đức tổn thất nặng với 7 chiếc [[Tiger I]], 5 chiếc Tiger II và 5 xe tăng [[Panther]] đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại, nhiều xe khác bị hỏng nặng nhưng được kéo về. Tổng cộng trong 2 đợt tấn công thất bại, phía Đức đã bị phá hủy ít nhất 35 xe tăng các loại (gồm phần lớn là các xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] và [[Tiger II]]), nhiều xe khác bị hỏng nặng. Trong khi đó, Liên Xô chỉ tổn thất 11 xe tăng [[T-34]]/85 bị phá hủy và 11 chiếc khác bị hư hại nhưng có thể sửa lại dễ dàng (số xe hỏng được sửa chữa xong vào ngay hôm sau). [[Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 524]] tinh nhuệ của Đức gần như bị xóa sổ sau thất bại này, cả tiểu đoàn trưởng cũng tử trận<ref>https://forums.spacebattles.com/threads/tiger-armageddon-near-lisow.385154/</ref><ref>http://www.feldgrau.net/forum/viewtopic.php?t=13910</ref>