Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65:
Xe tăng T-34 được phát triển từ loại [[xe tăng trinh sát]] (''cruiser tank'') [[xe tăng BT|BT]] và được dùng để thay thế các loại xe tăng như BT-5, BT-7 và loại [[xe tăng hỗ trợ bộ binh]] (''infantry tank'')[[T-26]]<ref name="66,111">Zaloga & Grandsen 1984:66, 111.</ref>. Thiết kế của T–34 đã phối hợp được những phát triển từ cả của người Mỹ và cả người Đức. Năm [[1931]], người Nga mua 2 chiếc xe tăng [[Christie]] của Mỹ. [[Hệ thống treo]] của chiếc Christie được hợp nhất vào xe T– 34. Thông thường, nó được lắp [[động cơ Diesel|động cơ diesel]] kiểu chữ V 500 sức ngựa được phát triển từ động cơ diesel của BMW.
 
[[Tập tin:T-34 prototypes.jpg|A-8 (BT-7M), A-20, T-34 Model 1940, T-34 Model 1941|nhỏ|320px|phải|Tiến trình hình thành loại xe tăng T-34 (từ trái sang phải): A-8 (BT-7M, 1935), A-20 (T-26, 1937), T-34 (Mẫu 1940), T-34 (Mẫu 1941)]]
Năm 1937, [[Hồng Quân|Hồng quân]] quyết định bổ nhiệm kỹ sư [[Mikhail Ilyich Koskin]] vào vị trí lãnh đạo một nhóm thiết kế xe tăng; nhiệm vụ của nhóm này là thiết kế một mẫu xe tăng mới thay thế cho các loại dòng tăng BT đang được sản xuất tại [[Nhà máy động cơ xe lửa Kharkov]] (KhPZ) tại thành phố Kharkov. Koshkin đã bắt đầu phác thảo các ý tưởng đầu tiên về mẫu xe tăng hạng trung T-34, với các yêu cầu như hệ thống giáp dày, trang bị hỏa lực mạnh mẽ, có khả năng hoạt động bền bỉ ở mọi địa hình và dễ dàng trong quá trình sản xuất, sửa chữa bảo trì.
 
Thành quả đầu tiên của họ là một mẫu tăng [[thử nghiệm]] mang cái tên A-20 hoàn thành vào đầu năm [[1939]], được trang bị vỏ giáp dày {{convert|20|mm|in|1}}, một khẩu pháo chính cỡ nòng 45&nbsp;ly (1.8&nbsp;inch) và một động cơ kiểu mới mang tên V-2 sử dụng nhiên liệu [[dầu diesel]] ít gây cháy nổ hơn hệ thống V12 nhưng có công suất lớn hơn. Nó cũng có một hệ thống bánh đỡ 8 × 6 bánh xe tương tự như hệ thống 8 × 2 của BT, giúp cho A-20 có thể di chuyển mà không cần hệ thống xích<ref>Zheltov 1999</ref>. Đặc điểm này giúp cho việc sửa chữa vào bảo trì A-20 trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với các mẫu xe tăng khác ra đời vào đầu thập niên 1930, và giúp nó có thể đạt đến vận tốc trên 85 cây số/giờ (53&nbsp;dặm/giờ) trên đường nhựa; tuy nhiên những ưu điểm này lại không đem đến lợi thế gì rõ rệt trong tác chiến. Bấy giờ, các nhà thiết kế coi đó là một sự lãng phí không gian và trọng lượng<ref name="66,111"/>. Mẫu tăng A-20 cũng kết hợp những thành quả nghiên cứu trước đó (các kế hoạch BT-IS và BT-SW-2) và xây dựng nên [[vỏ giáp vát nghiêng]]: tức là vỏ giáp xe A-20 không thẳng đứng như nhiều xe tăng khác mà vát nghiêng, điều này giúp tăng khả năng khả năng làm chệch hướng các loại đạn pháo chống tăng so với vỏ giáp thẳng đứng thông thường.<ref>Yaziv, D.; Chocron, S.; Anderson, Jr., C.E.; Grosch, D.J. "Oblique Penetration in Ceramic Targets". ''Proceedings of the 19th International Symposium on Ballistics IBS 2001'', Interlaken, Switzerland, 1257–64</ref>
 
[[File:T-34 Model 1940.jpg|thumb|right|240px|Phiên bản thử nghiệm A-34]]
[[Tập tin:T-34 prototypes.jpg|A-8 (BT-7M), A-20, T-34 Model 1940, T-34 Model 1941|nhỏ|320px|phải|Tiến trình hình thành loại xe tăng T-34 (từ trái sang phải): A-8 (BT-7M, 1935), A-20 (T-26, 1937), T-34 (Mẫu 1940), T-34 (Mẫu 1941)]]
 
Koskin đã cố thuyết phục lãnh tụ [[Iosif Vissarionovich Stalin|Iosif Stalin]] cho phép ông phát triển một mẫu tăng thử nghiệm thứ hai, lần này với vỏ giáp và hỏa lực được tăng cường đáng kể nhằm có thể thay thế cả hai loại xe tăng T-26 và BT dùng trong Hồng quân Liên Xô lúc đó.<ref name="infantry-tank">Một nhóm thiết kế ở [[Sankt-Peterburg|Leningrad]] cũng đã từng thử phát triển một mẫu tăng tân tiến thay thế cho T-26 nhưng kế hoạch này bị cản trở do nhiều vấn đề kỹ thuật phát sinh cũng như do các biến động chính trị. Cuối cùng thì vẫn có 69 xe tăng hỗ trợ bộ binh [[xe tăng T-50|T-50]] được sản xuất tại [[Omsk]], [[Xibia|Siberia]] vào mùa đông năm 1941, nhưng vào thời điểm đó hàng nghìn xe tăng T-34 đã được tung vào trận và chứng tỏ được khả năng của mình, vì vậy khái niệm [[xe tăng hỗ trợ bộ binh]] nhanh chóng bị lãng quên/ (''Zaloga 1984:114'')</ref>. Koskin đặt tên mẫu thứ hai là A-32, số 32 lấy theo độ dày của vỏ giáp trước xe tăng là {{convert|32|mm|in|1}}. Nó cũng mang một khẩu pháo [[pháo tăng F-34#So sánh các loại pháo|F-34]] với cỡ nòng lớn hơn (76.2&nbsp;ly - tức 3&nbsp;inch); còn động cơ thì vẫn là mẫu V-2 như phiên bản A-20 cũ<ref>Zaloga 1994:5</ref>. Cả hai mẫu xe đều được đưa đi thử nghiệm ở thao trường tại [[Kubinka]] năm 1939, và mẫu tăng A-32 tỏ ra linh hoạt, cơ động không thua kém gì mẫu A-20 nhẹ hơn. Một mẫu thiết kế khác thậm chí còn nặng hơn với lớp giáp trước dày {{convert|45|mm|in|1}} và xích xe tăng rộng hơn đã được chấp thuận đưa vào sản xuất với cái tên T-34. Koskin chọn cái tên T-34 nhằm ghi nhớ lấy năm 1934, năm mà ông bắt đầu nảy ra ý tưởng về mẫu thiết kế mới cho xe tăng Liên Xô, và nhằm tưởng niệm sắc lệnh mở rộng lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết và việc [[Grigol Sergo Orjonikidze]] bổ nhiệm ông vào vị trí lãnh đạo công tác sản xuất xe tăng này<ref name="Zaloga6">Zaloga 1994:6</ref>.