Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Suwannee (CVE-27)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 84:
===1944===
Nó ở lại khu vực bờ Tây Hoa Kỳ trong hai tuần, rồi khởi hành đi [[Lahaina Roads]] thuộc [[quần đảo Hawaii]]. Nó rời Hawaii ngày [[22 tháng 1]] năm [[1944]] hướng đến [[quần đảo Marshall]]. Trong [[Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall]], ''Suwannee'' tham gia lực lượng tấn công phía Bắc, khi máy bay của nó đã ném bom và bắn phá các đảo [[Roi-Namur|Roi và Namur]] thuộc phần phía Bắc đảo san hô [[Kwajalein]] cũng như tuần tra chống tàu ngầm cho lực lượng đặc nhiệm. Nó tiếp tục ở lại khu vực Kwajalein trong nữa đầu của [[tháng 2]], rồi trải qua chín ngày sau đó hỗ trợ cho khu vực [[Eniwetok]]. Ngày [[24 tháng 2]], nó lên đường hướng sang phía Đông, đến Trân Châu Cảng vào ngày [[2 tháng 3]] và ghé lại đây hai tuần.
 
Đến ngày [[30 tháng 3]], ''Suwannee'' có mặt tại khu vực phụ cận [[quần đảo Palau]] khi [[Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Ngũ hạm đội]] tung ra cuộc không kích kéo dài hai ngày xuống đây. Một tuần sau, nó đi vào Espiritu Santo và ở lại đây bốn ngày. Sau những chặng dừng ngắn tại [[vịnh Purvis]] thuộc quần đảo Solomon và [[Seeadler Harbor]], [[đảo Manus|Manus]], chiếc tàu sân bay hộ tống hướng đến [[New Guinea]]. Trong hai tuần lễ, nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Hollandia khi chuyển máy bay thay thế cho các tàu sân bay hạm đội vốn trực tiếp tham gia vào việc hỗ trợ đổ bộ. Nó quay trở về Manus vào ngày [[5 tháng 5]].
 
Sau hai chuyến đi xuất phát từ Espiritu Santo, một chuyến đến [[Tulagi]] và chuyến kia đến Kwajalein, ''Suwannee'' đi đến ngoài khơi [[Saipan]] vào giữa [[tháng 6]]. Trong một tháng rưỡi tiếp theo, nó hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng [[quần đảo Mariana]], tham gia các chiến dịch tại Saipan và [[Guam]]. Ngày [[19 tháng 6]], khi [[Trận chiến biển Philippine]] khai mào, ''Suwannee'' là một trong những tàu chiến đầu tiên gây tổn thất cho đối phương, khi một trong số máy bay tuần tra chiến đấu trên không của nó đã tấn công và đánh chìm [[tàu ngầm]] [[I-184 (tàu ngầm Nhật)|''I-184'']]. Máy bay của ''Suwanee'' không thực sự tham gia vào cuộc đụng độ lớn của không lực hải quân hai bên trong trận này, vì nó ở lại cạnh lực lượng đổ bộ gần Mariana thực hiện các phi vụ chống tàu ngầm và tuần tra chiến đấu trên không.
 
Ngày [[4 tháng 8]], ''Suwannee'' rời khu vực Mariana, đi Eniwetok và Seeadler Harbor, đến nơi vào ngày [[13 tháng 8]]. Gần một tháng sau, [[10 tháng 9]], nó lại ra khơi hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên [[Morotai]] tại [[Đông Ấn thuộc Hà Lan]]. Cuộc đổ bộ kết thúc mà không gặp phải sự kháng cự vào ngày [[15 tháng 9]], và nó quay trở về Seeadler Harbor chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng [[Philippines]]. Ngày [[12 tháng 10]], ''Suwanee'' khởi hành từ Manus trong thành phần đội tàu sân bay hộ tống dưới quyền [[Chuẩn Đô đốc]] [[Thomas L. Sprague]] để hỗ trợ trên không cho cuộc [[Trận Leyte|đổ bộ lên vịnh Leyte]]. Nó đi đến Philippine nhiều ngày sau đó, và máy bay của nó bắt đầu tấn công các căn cứ của đối phương tại [[Visayans]] cho đến ngày [[25 tháng 10]]. Nó hỗ trợ trên không cho lực lượng tấn công bằng việc tuần tra chống tàu ngầm và tuần tra chiến đấu, cũng như tấn công các công sự Nhật Bản trên bờ.
 
Ngày [[24 tháng 10|24]]–[[25 tháng 10]] năm [[1944]], Hải quân Nhật tung ra một cuộc tấn công bằng hạm tàu nổi tư ba hướng thách thức cuộc đổ bộ lên [[vịnh Leyte]]. Trong khi Lực lượng Cơ động của [[Đô đốc]] [[Jisaburo Ozawa]] từ Nhật Bản tiến về phía Nam thu hút phần lớn [[Đệ Tam hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Tam hạm đội]] của Đô đốc [[William Halsey]] tiến lên phía Bắc; Lực lượng Tấn công thứ hai của Đô đốc Shima cùng với lực lượng của Đô đốc [[Shoji Nishimura]] tìm cách vượt qua [[eo biển Surigao]] từ phía Nam. Điều này đã thu hút Lực lượng Bắn phá của Đệ Thất hạm đội thuộc quyền Đô đốc [[Jesse B. Oldendorf]], quay xuống phía Nam đối phó với mối đe dọa này trong [[Trận chiến eo biển Surigao]]. Khi các thiết giáp hạm cũ của Oldendorf chiến đấu tại eo biển Surigao và Đệ Tam hạm đội của Halsey hấp tấp đi lên phía Bắc, chỉ còn lại ''Suwannee'' cùng 15 tàu sân bay hộ tống khác và 22 [[tàu khu trục]] và [[tàu khu trục hộ tống]] hoạt động ngoài khơi vịnh Leyte khi Lực lượng Tấn công thứ hai của [[Phó Đô đốc]] [[Takeo Kurita]] lẻn qua [[eo biển San Bernardino]] không được bảo vệ để xâm nhập [[biển Philippine]].
 
Ngay trước 07 giờ 00 ngày [[25 tháng 10]], một máy bay từ tàu sân bay hộ tống [[USS Kadashan Bay (CVE-76)|''Kadashan Bay'']] báo cáo về sự xuất hiện một lực lượng Nhật Bản bao gồm bốn [[thiết giáp hạm]], tám [[tàu tuần dương]] và 11 tàu khu trục. Lực lượng dưới quyền của Kurita này lập tức bắt đầu tấn công vào "Taffy 3", đội tàu sân bay hộ tống ở phía cực Bắc dưới quyền Chuẩn Đô đốc [[Clifton Sprague]]. ''Suwannee'' ở cách khá xa về phía Nam trong thành phần "Taffy 1" của Chuẩn Đô đốc Thomas Sprague. Vì vậy, nó đã không tham gia trực tiếp vào cuộc đối đầu với hạm tàu nổi đối phương trong [[Trận chiến ngoài khơi Samar]].
[[Tập tin:CVE27 Kamikaze engine parts.jpg|240px|thumb|USS ''Suwannee'' sau khi bị ''kamikaze'' tấn công ngày 25 tháng 10 năm 1944 đang được khảo sát tại [[Xưởng hải quân Puget Sound]]: Những bộ phận động cơ 14 xy lanh [[Nakajima Sakae]] 21 của chiếc A6M5 Zero được tìm thấy tại điểm đánh trúng.]]
Vấn đề của nó đến từ một hướng khác. Lúc 07 giờ 40 phút, "Taffy 1" bị tràn ngập bởi máy bay đặt căn cứ trên bờ xuất phát từ [[Davao]], trong một cuộc [[Kamikaze|tấn công tự sát]] có chủ đích đầu tiên trong chiến tranh. Chiếc đầu tiên đâm vào tàu sân bay hộ tống [[USS Santee (CVE-29)|''Santee'']]; và chỉ 30 giây sau, ''Suwannee'' bắn rơi một chiếc kamikaze đang muốn đâm vào [[USS Petrof Bay (CVE-80)|''Petrof Bay'']]. Pháo thủ của nó không lâu sau đó bắn rơi một máy bay đối phương khác, rồi nhắm vào một chiếc thứ ba đang lượn vòng trên mây ở khoảng cách {{convert|8000|ft|m|abbr=on}}. Họ bắn trúng đối phương, nhưng nó lộn vòng, bổ nhào xuống ''Suwannee'' và đâm vào nó ở cách {{convert|40|ft|m|abbr=on}} phía trước thang nâng phía sau, mở ra một lổ hổng {{convert|10|ft|m|abbr=on}} trên sàn đáp. Quả bom nó mang theo phát nổ ở khoảng giữa sàn đáp và sàn chứa máy bay, xé toạc một khoảng {{convert|25|ft|m|abbr=on}} trên sàn chứa máy bay và gây ra một số thương vong.
 
== Phần thưởng ==