Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại dương Ural”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1:
'''Đại dương Ural''' là một [[đại dương]] cổ và nhỏ, nằm giữa [[Siberia (lục địa)|Siberia]] và [[Baltica]]. Theo quan điểm truyền thống, đại dương này hình thành vào [[kỷ Ordovic]], khoảng 450-500 triệu năm trước, khi các đảo lớn từ Siberia va chạm với Baltica, hiện nay là một phần của siêu lục địa nhỏ [[Euramerica]]. Tuy nhiên một số ý kiến khác, như của S. G. Samygin - tiến sĩ của Viện địa chất [[Viện Hàn lâm khoa học Nga]], dựa trên phân tích cổ từ học - cho rằng nó hình thành sớm hơn, khoảng 700 triệu năm trước, trong [[kỷ Cryogen]] của [[đại Tân Nguyên Sinh]]<ref>[http://www.rfbr.ru/default.asp?doc_id=5729 Уральский океан trên website của Quỹ nghiên cứu cơ bản Nga (RFFI)]</ref>.
 
Các đảo này cũng làm cho [[đại dương Khanty]], tiền thân của đại dương Ural bị khép lại. Tuy nhiên, trong [[kỷ Devon]] thì đại dương Ural bắt đầu chìm xuống do lục địa Siberia và tiểu lục địa [[Kazakhstania]] đã tiến sát gần với Baltica. Vào cuối kỷ Devon tới [[thế MississipiMississippi]] (kỷ Than Đá), đại dương Ural trở thành một [[eo biển]]. Cho đến khi diễn ra va chạm của ba tiểu lục địa nói trên trong [[kỷ Than Đá]], khoảng 300 triệu năm trước, thì nó tạo thành [[dãy núi Ural]], khép kín hoàn toàn đại dương này vào tạo thành siêu lục địa [[Pangaea]].
 
==Xem thêm==
* [[Kiến tạo sơn Ural]]