Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiệc Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Leonardo da Vinci (1452-1519) - The Last Supper (1495-1498).jpg|nhỏ|300px|phải|[[Tiệc Ly]], tranh của [[Leonardo da Vinci]] (1498).]]
'''Tiệc Thánh''', hoặc '''Bí tích Thánh thể''', là thánh lễ được cử hành bởi tín hữu [[Công giáo]] và [[tín hữu Cơ Đốc]] và theo lời dạy của [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-xu]] được ký thuật trong [[Tân Ước]], để tưởng nhớ Chúa Giê-xu theo những việc ngài đã làm trong bữa [[Tiệc Ly]]. Chúa Giê-xu lấy [[bánh Thánh]], bẻ ra, phân phát cho các môn đồ mà nói rằng ''"Này là thân thể ta"'', rồi lấy rượu nho đưa cho môn đồ mà phán rằng ''"Này là huyết ta"''.<ref>[http://wordnet.princeton.edu/perl/webwn?s=Eucharist&o2=&o0=1&o7=&o5=&o1=1&o6=&o4=&o3=&h= WordNet (Cognitive Science Laboratory Princeton University)]</ref><ref>"Tiệc Thánh là sự tái hiện Tiệc Ly, bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-xu cùng các môn đồ trước khi Ngài bị bắt, và bị đóng đinh trên thập tự giá."([http://www.bbc.co.uk/religion/religions/christianity/ritesrituals/eucharist_1.shtml BBC - Religion & Ethics - Eucharist]).</ref><ref>"một thánh lễ Cơ Đốc hồi niệm sự kiện Chúa Giê-xu trong bữa ăn cuối cùng với các môn đồ, Ngài bẻ bánh cho các môn đồ mà phán rằng: ''Nầy là thân thể ta'' và ban cho họ rượu nho và phán rằng: ''Nầy là huyết ta''".([http://www.britannica.com/eb/article-9033174/Eucharist Encyclopaedia Britannica, s.v. Eucharist])</ref><ref>Ignazio Silone, ''Bread and Wine'' (1937).</ref> Nhìn chung, tín hữu Cơ Đốc thừa nhận có sự hiện diện của Chúa Giê-xu trong thánh lễ này, mặc dù có những quan điểm khác nhau nhằm giải thích bản chất, thời điểm và không gian của sự hiện diện ấy. "Bí tích Thánh thể" thường được dùng để chỉ bánh và rượu nho được hiến tế trong thánh lễ, trong khi "Tiệc Thánh" nhấn mạnh vào sự thông công giữa con người với [[Thiên Chúa]], và giữa các tín hữu với nhau khi cử hành thánh lễ.
 
Từ ''Eucharist'' có từ nguyên trong [[Hi văn]] εὐχαριστία và có nghĩa là tạ ơn, đến từ động từ εὐχαριστῶ (biết ơn), được tìm thấy trong 55 câu trong Tân Ước. Bốn trong số các câu [[Kinh Thánh]] này ghi lại lời tạ ơn của Chúa Giê-xu trước khi ngài phân phát bánh và rượu nho cho các môn đồ và công bố rằng ấy là thân thể và huyết của ngài.