Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Leipzig”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Kết quả: bỏ đời hỏi dẫn chứng với lý do là đã chú thích ở cái câu "...đường rút quân, báo hiệu cho sự suy sụp của nền Đệ nhất Đế chế Pháp"
Dòng 99:
Trận đánh này có số lượng tổn thất lớn hơn tất cả những trận chiến trước đó.<ref name="pohsander167168">Hans A. Pohlsander, ''National monuments and nationalism in 19th century Germany'', các trang 167-168.</ref> Phe Liên quân mất mát khoảng 54 nghìn quân lính trên tổng số 362 nghìn chiến sĩ. Đạo quân của Schwarzenberg tổn thất 34 nghìn binh lính, đạo quân của Blücher tổn thất 12 nghìn chiến binh, còn đạo quân của Thái tử Thụy Điển và Bennigsen đều mất 4 nghìn chiến sĩ. Trong số các liệt sĩ này có cả một cảnh sát chuyên cần là Friedrich Wagner, anh đã hy sinh để lại người vợ góa và một đứa con mới sáu tháng tuổi tên là Richard.<ref name="sheehan319"/> Con số thiệt hại của liên quân cũng không phải là nhỏ, chưa kể 5 nghìn quân Liên minh còn đào ngũ sang phe Pháp trong trận chiến, nhưng chiến thắng của họ thật là huy hoàng.<ref name="sheehan319">James J. Sheehan, ''German history, 1770-1866'', trang 319</ref> Vả lại, việc bù đắp lại không khó khăn mấy cho họ, xét tới khả năng kinh tế và nhân lực của Liên minh ở thời điểm đó.
 
Về thất bại của Napoléon ở Leipzig, chính ông cho rằng nếu phía Pháp có thêm 3 vạn Pháo binh thì họ sẽ chiến thắng.<ref>http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle24, Aftermath. "Had I possessed 30,000 artillery rounds at Leipzig ..., today I would be master of the world." - Napoleon </ref> George Nafziger trong cuốn ''Napoleon at Leipzig'' cho rằng cả hai phía đều không tác chiến một cách hoàn hảo, nhưng Napoléon thất bại vì đã không có phương án để chủ động tấn công từng đạo quân riêng rẽ trong liên quân, mà co cụm lại phòng thủ ở Leipzig.<ref>http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspace.com/Leipzig_battle.htm#leipzigbattle24</ref> Đây là một chiến bại về mặt [[chiến thuật]] có thể được coi là "vô đối" trong sự nghiệp của Napoléon.{{Citation needed}} Với sự tan rã của quân Pháp, nỗi nhục thất bại được thể hiện ngay trên mặt của Napoléon trên đường rút quân, báo hiệu cho sự suy sụp của nền Đệ nhất Đế chế Pháp.<ref name="sydneybritt145"/> Đây là trận đánh lớn nhất trong suốt [[thế kỷ 19]], với số lượng dân tộc tham gia đông đảo. Quy mô của nó còn to lớn hơn cả những trận huyết chiến trong cuộc [[Nội chiến Hoa Kỳ]].<ref name="groundwarfare"/> Trận Leipzig được xem như chiến thắng có ý nghĩa quyết định trong việc buộc Napoléon rời bỏ ngai vàng. Chiến thắng lừng lẫy này đã đi vào huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đức.<ref name="sheehan319"/> Với công lao to lớn cho chiến thắng oanh liệt, các Binh đoàn Phổ đã thể hiện rõ rệt sự thiện chiến của mình, cùng với lòng yêu nước dân trào của dân tộc Đức<ref name="sydneybritt145"/>. Giờ đây, các nhà [[Chủ nghĩa yêu nước|yêu nước]] Đức đã trở nên mãnh liệt hơn, và thêm phần khát vọng cho ngày chiến thắng đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi quê cha đất tổ, và thậm chí còn ao ước ngày [[Thống nhất nước Đức|nước Đức được nhất thống]].<ref name="pohsander167168"/> Trận kịch chiến tại Leipzig đã trở thành một trong những trận đánh quan trọng nhất trong [[lịch sử thế giới]]. <ref name="lanning14"/>
 
Liên quân ở thời điểm đó tuy đông đảo, nhưng vẫn có những sự bất đồng trong nội bộ giữa các nước với nhau. Nếu Napoléon có thể đại thắng họ như ở [[trận Austerlitz]] thì cũng không loại trừ khả năng Liên minh sẽ tan rã.<ref name="Paul3">100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p. 295</ref> Vì vậy tuy trận đánh này không có tính chất quyết định bằng [[trận Waterloo]] vào năm [[1815]], nhưng có thể xem là nó còn trọng đại hơn cả chiến thắng của liên quân Anh - Phổ - [[Hà Lan]] tại Waterloo.<ref name="lanning14"/> Khi Napoléon lần đầu tiên bước chân vào nghị viện sau khi trở về, ông đã thốt lên rằng: ''"Một năm trước cả châu Âu đều hành quân cùng chúng ta, giờ thì cả châu Âu đều hành quân chống lại chúng ta."''<ref>J.T. Headley, "The Imperial Guard of Napoleon"</ref> Thất bại ở trận đánh này đã chấm dứt sự hiện diện của Đệ nhất Đế chế Pháp ở bờ đông [[sông Rhine]], đặt dấu chấm hết cho sự bá quyền của Napoléon tại châu Âu.<ref name="sheehan319"/> Và, chiến thắng vẻ vang này còn khiến các tiểu quốc của Đức gia nhập vào Liên minh. Liên minh tận dụng cơ hội này và tấn công thẳng vào chính quốc Pháp trong năm 1814. Sau khi quân Pháp đại bại trong trận chiến ở Paris,<ref name="lanning14"/> Napoléon buộc phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Elba.