Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Loạn Hoàng Sào”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 88:
Trong khi đó, vào mùa xuân năm 884, lo sợ sẽ thành mục tiêu kế tiếp của Hoàng Sào, các tiết độ sứ Chu Ngập, [[Thì Phổ]] và Chu Toàn Trung cùng thỉnh Lý Khắc Dụng cứu viện, Lý Khắc Dụng suất 5 vạn quân tiến quân về phía nam Hoàng Hà. Sau khi quân Lý Khắc Dụng hợp binh với quân của Chu Ngập, Thì Phổ, Chu Toàn Trung và Tề Khắc Nhượng, họ đánh bại Thượng Nhượng tại Thái Khang<ref group="chú">太康, nay thuộc Chu Khẩu, Hà Nam</ref>, đánh bại Hoàng Tư Nghiệp tại Tây Hoa<ref group="chú">西華, nay thuộc Chu Khẩu, Hà Nam</ref>. Hoàng Sào lo sợ, từ bỏ việc bao vây Trần châu và triệt thoái về Dương Lý<ref group="chú">陽里, nay thuộc bắc bộ [[Hoài Dương]], Hà Nam</ref>. Do doanh trại bị một trận lụt phá hủy, Hoàng Sào quyết định tiến về Biện châu- thủ phủ của Tuyên Vũ quân, Thượng Nhượng đem 5 vạn tinh binh trực tiếp uy hiếp Đại Lương<ref group="chú">大梁, nay thuộc [[Khai Phong]], Hà Nam</ref>. Chu Toàn Trung đẩy lui được các đợt tiến công ban đầu của Hoàng Sào, song ông ta vẫn khẩn cấp cầu viện Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng cho rằng Hoàng Sào sẽ vượt sang bờ bắc [[Hoàng Hà]], vì thế tiến công vào Vương Mãn Độ<ref group="chú">王滿渡, nay thuộc phía bắc [[Trung Mưu]], Hà Nam</ref> và tiêu diệt quân Hoàng Sào. Thượng Nhượng đầu hàng Thì Phổ, các tướng khác như [[Lý Đảng]], [[Cát Tùng Chu]], [[Dương Năng]], [[Hoắc Tồn]], [[Trương Quy Bá]], [[Trương Quy Hậu]], [[Trương Quy Biện]] thì đầu hàng Chu Toàn Trung. Bị Lý Khắc Dụng truy kích, Hoàng Sào cùng tàn binh chạy về phía đông bắc. Tuy nhiên, do quân lính trở nên kiệt sức, Lý Khắc Dụng ngừng truy kích Hoàng Sào và trở về Biện châu.<ref name=ZZTJ255/>
 
Tàn binh Hoàng Sào gồm gần 1.000 người tiến đến Duyện châu- thủ phủ của Thái Ninh<ref group="chú">trị sở nay thuộc [[Tế Ninh]], [[Sơn Đông]]</ref>. Ngày 15 tháng 6 ÂL, Tiết độ sứ Thì Phổ phái Lý Sư Duyệt (李師悅) cùng Thượng Nhượng đem vạn lính đến giao chiến với Hoàng Sào tại Duyện châu, kết quả là quân Hoàng Sào chiến bại và bị tiêu diệt gần hết, bản thân Hoàng Sào chạy trốn đến Lang Hổ Cốc<ref group="chú">狼虎谷, nay thuộc [[Lai Vu, Sơn Đông|Lai Vu]], Sơn Đông</ref>. Ngày 17 tháng 6 ÂL (13 tháng 7 năm 884 DL),<ref name=AS/> cháu của Hoàng Sào là Lâm Ngôn (林言) giết chết Hoàng Sào cùng huynh đệ và thê tử, đem thủ cấp của họ đến trình Thì Phổ. Tuy nhiên, trên đường đến trại của Thì Phổ, Lâm Ngôn chạm trán với quân Sa Đà và Bác Dã, quân Sa Đà và Bác Dã giết chết Lâm Ngôn và đem các thủ cấp đến trình Thì Phổ.<ref name=ZZTJ255/> (Tuy nhiên, theo mô tả trong ''[[Tân Đường thư]]'', Hoàng Sào tự sát và chỉ thị cho Lâm Ngôn đem thủ cấp của mình đến đầu hàng, mục đích là để cứu sống các binh sĩ.)<ref name=NBT225-2>''[[Tân Đường thư]]'', [[:zh:s:新唐書/卷225下|quyển 225 hạ]].</ref>
 
== Chú thích ==