Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Nhật Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tranh cãi về nguồn gốc: replaced: . → ., , → ,, : → :, . <ref → .<ref (5) using AWB
Dòng 154:
Nhìn chung, trong thời kỳ này, nhờ sự trợ giúp của khối Xã hội chủ nghĩa và sự tự lực trong nước, kinh tế Triều Tiên phát triển vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 431 lần, sản xuất lương thực tăng 5,6 lần so với năm 1946. Thu nhập bình quân của người dân tăng 65 lần, năm 1986 đã đạt 2.400 USD (tương đương 5.500 USD thời giá năm 2017), thuộc nhóm nước có thu nhập khá cao trên thế giới trong thời kỳ này<ref>Tính trước nguy cơ 20 năm, suy ngẫm về Đảng Cộng sản Liên Xô mất đảng. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Trang 29</ref>
 
Nhưng đến đầu [[thập niên 1990]], Bắc Triều Tiên đã gặp phải những khó khăn ngày càng tăng về kinh tế sau nhiều thập kỷ phát triển thành công. Sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô trong thời kỳ 1989–1991 đã đẩy Bắc Triều Tiên hoàn toàn vào thế cô lập. Do bị mất những bạn hàng lớn thuộc [[khối xã hội chủ nghĩa]], kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm 90%, thu nhập bình quân bị giảm 2/3. Những sự kiện này cùng với sự bao vây cấm vận kinh tế của các nước do Mỹ cầm đầu càng làm tăng thêm khó khăn về kinh tế. Một Bắc Triều Tiên trước đây có tốc độ [[công nghiệp hóa]] nhanh hơn, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh thấp hơn, chất lượng sống cao hơn Nam Triều Tiên trong nhiều thập kỷ, đến những năm 1990 đã gặp vô số khó khăn xuất phát từ việc quản trị kinh tế kém cỏi, sự thiếu thốn đối tác thương mại sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ cấm vận, các trận lụt khủng khiếp. Năm 1994, sau một trận lũ lụt và hạn hán lớn, việc thiếu phân bón do bị cấm vận, thiếu điện để tưới tiêu đã gây ra một nạn đói lớn ở Bắc Triều Tiên, trong vòng ba năm đã làm chết từ 240.000 tới 3.500.000 người<ref name="iie.com">Noland, Marcus, Sherman Robinson and Tao Wang, [http://www.iie.com/publications/wp/99-2.pdf Famine in North Korea: Causes and Cures], ''Institute for International Economics''.</ref><ref name="Spoorenberg, Thomas pp. 133–158">{{cite journal | last1 = Spoorenberg | first1 = Thomas | last2 = Schwekendiek | first2 = Daniel | year = 2012 | title = Demographic Changes in North Korea: 1993–2008 | url = http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1728-4457.2012.00475.x/pdf | journal = Population and Development Review | volume = 38 | issue = 1| pages = 133–158 | doi=10.1111/j.1728-4457.2012.00475.x}}</ref> (dân số CHDCND Triều Tiên thời đó là khoảng 22 triệu người). Người dân Bắc Triều Tiên gọi thời kỳ này là "cuộc hành quân gian khổ". Nhà lãnh đạo Singapore là [[Lý Quang Diệu]] nhận xét rằng: : "''Bắc Triều Tiên là một trong những quốc gia được cai trị tệ nhất thế giới, thất bại với cả những nghĩa vụ cơ bản nhất, ví dụ như đảm bảo cho người dân được đủ ăn''.<ref>Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137</ref>
 
Bắc Triều Tiên thường xuyên lặp lại rằng [[bán đảo Triều Tiên]] sẽ được thống nhất trước sinh nhật lần thứ 70 của Kim vào năm 1982, và đã có những nỗi lo sợ từ phương Tây rằng Kim sẽ tiến hành một cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Tuy nhiên, sự chênh lệch về [[kinh tế]] và quân sự giữa miền Bắc và miền Nam (nơi vẫn hiện diện quân đội Mỹ) vào thời kỳ đó khiến cho việc này không thể xảy ra.