Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Tương Dực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 118:
''Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang [[sông Tô Lịch]], trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử [[khỏa thân|trần truồng]] chèo thuyền chơi trên [[Hồ Tây]], vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.''|||[[Đại Việt sử ký toàn thư]]}}
 
== Bị hại ==
[[Tháng 3]], năm Hồng Thuận thứ 8 ([[1516]]), xảy ra bạo loạn đánh dấu sự sụp đổ của triều đại Lê Tương Dực.
 
Ở huyện [[Thủy Nguyên|Thủy Đường]] ([[Hải Phòng]]), một người là [[Trần Cảo (tướng khởi nghĩa)|Trần Cảo]] (hay còn gọi là Trần Cao), thấy sấm nói rằng ở phương đông có thiên tử khí<ref>Ứng với [[Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn|câu sấm]] thời [[nhà Đinh]]: ''Chấn cung kiến nhật'' - ''Đông mặt trời mọc''.</ref>, bèn tụ tập được nhiều người lấy đất [[Hải Dương]], [[Thủy Đường]], [[Đông Triều]], rồi tự xưng là vua [[Đế Thích Thiên|Đế Thích]] giáng sinh. Trần Cảo thành lập [[quân đội]], người đi theo đến hàng [[vạn]].
 
Trần Cảo đem quân về đóng ở đất [[Bồ đề (định hướng)|Bồ Đề]], bên kia [[sông Hồng|sông Nhị Hà]], định sang lấy kinh đô [[Đông Kinh]]. Tương Dực đích thân xuất chinh đi đánh giặc, ngự ở trên điện ra lệnh điều động các tướng. Sau quân triều đình sang đánh, Trần Cảo lui về đóng ở [[Trâu Sơn]], thuộc [[phủ (định hướng)|phủ]] [[Từ Sơn]]. Tương Dực sai An Hòa hầu là [[Nguyễn Hoằng Dụ]] sang đóng quân ở [[Bồ đề (định hướng)|Bồ Đề]] để chống giữ.
 
Nguyên Quận công là [[Trịnh Duy Sản]], trước có công đi đánh dẹp Trần Tuân, nhiều lần trái ý Tương Dực, bị đem đánh bằng [[roi]], rồi sinh lòng thù hận. Duy Sản bất mãn mưu với tháiThái sư [[Lê Quảng Độ]] và [[Trình Trí Sâm]] để lập người khác, sửa sang binh giới ở bến Thái Cực, nói dối là đi đánh giặc. Đêm ngày [[6 tháng 4]], hồi canh hai, đem hơn 3000 người ở các vệ [[Kim ngô]] và [[Hộ vệ]] vào cửa Bắc Thần. Tương Dực nghe tin ấy, ngờ là có giặc đến, bèn ngự ra ngoài [[cửa Bảo Khánh]].
 
Ngày mồng 7, mờ mờ sáng, có Thừa chỉ [[Nguyễn Vũ (Lê sơ)|Nguyễn Vũ]] <ref>Nguyễn Vũ người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, do đỗ tứ trường kỳ thi Hương, viết [[Thảo thư|chữ thảo]] đẹp, lại đem thơ quân ứng nghĩa, từ đầu, làm quan đến [[Binh bộ]] tả [[tả thịThị lang]], được Tương Dực rất yêu quý. Khoa thi Hội năm [[Giáp Tuất]] ([[1514]]), Vũ đã 58 tuổi, văn viết lủng củng, đã không được trúng tuyển. Hoàng đế cho thi lại, lấy đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Không bao lâu, làm tới [[bộ Hình|Hình bộ]] thượng[[Thượng thư]] kiêm Bảo Thiên điện Đông các đạiĐại học sĩ, Hàn lâm viện thừa chỉ nhậpNhập thị kinh diên, ngày đêm uống rượu đánh bạc ở nội điện, bị người bấy giờ coi khinh. Đến nay đi theo hoàng đế, bảo con rằng: ''Ăn lộc của vua, phải chết vì nạn của vua'', cũng bị Duy Sản giết.</ref> theo hoàng đế đi tắt qua cửa [[nhà Thái Học]]. Đến hồ [[Chu Tước]], phường [[Bích Câu]]<ref>tươngTương đương với khu vực phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa bây giờ. Phường này còn có phố Bích Câu.</ref>, hoàng đế gặp Duy Sản và hỏi: ''Giặc ở phương nào?''. Duy Sản không trả lời, quay nhìn chỗ khác cười ầm lên. Hoàng đế ngờ ngợ, quất [[ngựa]] chạy về phía tây. Duy Sản sai vũ sĩ là tên Hạnh cầm [[giáo]] đâm ông ngã ngựa rồi giết chết. Nguyễn Vũ cũng chết theo<ref name="dvsktt"/>. Duy Sản còn sai người đem xác Tương Dực về quán Bắc Sứ, khâm liệm rồi đem thiêu. Khâm Đức hoàngHoàng hậu cũng nhảy theo tự thiêu. Quân sĩ đem hai quan tài về [[chôn cất|chôn]] ở huyện [[Ngự Thiên]], giáng phong hoàng đế làm '''Linh Ẩn Vương''' (靈隱王).
 
[[Lê Chiêu Tông]] lên ngôi, cải [[thụy hiệu]] là '''Tương Dực Đế''' (襄翼帝), mộ phần được cải thành Nguyên Lăng (元陵).