Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tố Hữu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 79:
 
Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học [[Huế]]. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của [[Karl Marx]], [[Friedrich Engels]], [[Vladimir Ilyich Lenin]], [[Maksim Gorky|Maxim Gorky]],... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] bấy giờ ([[Lê Duẩn]], [[Phan Đăng Lưu]], Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm [[1936]] ông gia nhập [[Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh|Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương]].
 
=== Hoạt động cách mạng ===
 
Năm [[1938]] ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum)<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=A Nhic đưa Tố Hữu vượt ngục Đắc Glei|url=http://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/dieu-tra/a-nhic-dua-to-huu-vuot-nguc-dac-glei-479019|ngày tháng=2008-09-12|tác giả=Lê Quang Hồi|nhà xuất bản=[[Quân đội nhân dân (báo)|Quân đội nhân dân|ngày truy cập=2018-02-11|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=}}</ref><ref>{{Chú thích web|tiêu đề=Đầu xuân, đến thăm Ngục Đăk Glei|url=http://baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/dau-xuan-den-tham-nguc-dak-glei-1222.html|ngày tháng=2016-02-22|tác giả=Liễu Hạnh|author2=Hoài Tiến|nhà xuất bản=Báo Kon Tum|ngày truy cập=2018-02-11|url lưu trữ=http://web.archive.org/web/20161121162815/http://baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/dau-xuan-den-tham-nguc-dak-glei-1222.html|ngày lưu trữ=2016-11-21}}</ref> rồi tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, [[Thanh Hóa]]). Đến năm [[1945]], khi [[Cách mạng tháng Tám]] bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.
 
Năm [[1946]], ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên [[Việt Bắc]] làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
* [[1948]]: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
* [[1952]]: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
* [[1954]]: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
* [[1963]]: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
* Tại đại hội Đảng lần II ([[1951]]): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
* Tại đại hội Đảng lần III ([[1960]]): vào Ban Bí thư;
* Tại đại hội Đảng lần IV ([[1976]]): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
* Từ [[1980]]: Ủy viên chính thức [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Bộ Chính trị]];
* [[1981]]: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là Phó Thủ tướng) cho tới [[1986]]. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
 
Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào ''Nhân văn - Giai phẩm'' (1958). Nhiều ý kiến coi ông là người đóng vai trò chủ chốt trong sự kiện này<ref>''Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ'', Nhà xuất bản Văn Hoá, 1958</ref>. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
 
Sau năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm các chức vụ quản lý, chỉ còn giữ chức danh đại biểu quốc hội và các vai trò nghiên cứu mang tính học thuật về văn chương.
 
Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ngay trong đợt xét tặng đầu tiên (năm 1996).
 
Ông qua đời lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày [[9 tháng 12]] năm [[2002]] tại [[Bệnh viện Trung ương Quân đội 108|Bệnh viện 108]].
 
== Quan điểm sáng tác ==