Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Yom Kippur”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 190:
Trước khi chiến tranh nổ ra, các quốc gia phương Tây không bán phương tiện làm cầu phao cho Israel, vì sợ họ sẽ dùng nó để vượt kênh. Tuy vậy, người Israel mua và tân trang các linh kiện cầu phao cổ lỗ từ một bãi phế liệu thời Chiến tranh thế giới thứ hai tại Pháp. Họ cũng sáng tạo một cây "cầu đẩy" rất tinh vi, nhưng do tiếp tế bị chậm bởi đường sá tắc nghẽn, nó đến bờ kênh chậm mất mấy ngày. Đến lúc này, Bộ Tư lệnh Ai cập mới nhận ra đây không phải là một đợt đột kích nhỏ, họ vội điều lực lượng tới nhằm tiêu diệt quân Israel.
 
Trên bờ đông kênh đào, các sư đoàn bộ binh 16 và sư đoàn xe tăng 21 của Ai Cập đánh nhau ác liệt với 2 sư đoàn xe tăng số 143 và 162 của Israel trong trận đánh quanh Nông trại Trung Quốc. Trong 3 ngày, quân Ai Cập đã chặn được bước tiến của Israel sau những tuyến phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng, hàng đãchục tiêuxe diệttăng đượcIsrael nhiềubị xephá tănghủy Israel,chỉ nhưngsau vài giờ giao chiến đầu tiên. Nhưng Israel cũng đã đánh bại các nỗ lực phản công của xe tăng Ai Cập. Lữ đoàn tăng số 25 của Tập đoàn quân số 3 Ai Cập được điều lên hướng bắc, nhưng họ bị rơi vào ổ phục kích 2 lữ đoàn xe tăng Israel. Lữ đoàn thiết giáp 25 đã mất tất cả lực lượng xe bọc thép chở quân và 85 trong số 96 xe tăng T-62 mà chỉ phá hủy được 3 xe tăng của Israel.
 
Sau 3 ngày chiến đấu, cả hai bên đều bị tổn thất nặng. Phía Ai Cập tổn thất trên 120 xe tăng, trong đó Sư đoàn 21 xe tăng của Ai Cập tổn thất 90 xe tăng trong số 136 xe tăng tham chiến. Trong khi đó, Israel cũng bị tổn thất trên 100 xe tăng, trong đó tổn thất nặng nhất là Lữ đoàn 14 thuộc sư đoàn 143 (ban đầu lữ đoàn có 97 xe tăng, bị mất 56 xe trong 12 giờ chiến đấu đầu tiên, và chỉ còn 27 xe vào buổi trưa ngày 16/10). Cuối cùng, quân Ai Cập rút lui và Israel đã thành công trong việc lập đầu cầu vượt kênh.