Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Yom Kippur”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 263:
Trong một diễn biến liên quan, ở giai đoạn đầu chiến tranh, khi Israel thất bại, nữ Thủ tướng [[Golda Meir]] của Israel đã mất kiềm chế và ra lệnh chuẩn bị [[vũ khí hạt nhân]] (trong tay Israel đã có 18 quả bom hạt nhân). Cũng trong ngày hôm đó, [[KGB]] và [[GRU]] (tình báo quân sự Liên Xô) tại Trung Đông đã biết quyết định của Thủ tướng Meir. Trước nguy cơ Israel sẽ tự hủy diệt đất nước họ cùng hàng triệu sinh mạng, ngày 10/10, Liên Xô lên kế hoạch buộc Israel từ bỏ việc tiến hành [[chiến tranh hạt nhân]]. Ngày 13/10/1973, Thiếu tá [[Alexander Danilovich Vertievets]] được lệnh lái chiếc tiêm kích kiểu mới [[MiG-25]] bay thẳng vào không phận Tel Aviv (thủ đô Israel) rồi lượn vòng trên đó để cảnh báo Israel không được dùng vũ khí hạt nhân. 3 chiếc Mirage của Israel cất cánh để ngăn chiếc MiG-25, song không thể bắt kịp mục tiêu. Biên đội Mirage bắn tên lửa không đối không Hokami để hạ chiếc MiG-25, nhưng tất cả tên lửa bắn ra đều bị trượt do mục tiêu cơ động quá nhanh. Chiếc MiG-25 không bỏ đi mà còn vòng lại, lượn thêm 6 vòng tròn trên bầu trời thành phố. Thêm 1 biên đội [[F-4 Phantom]] được Israel cử lên, nhưng cũng bất lực trong việc ngăn chặn hoặc bắn hạ chiếc MiG-25. Bộ trưởng Quốc phòng Israel đã tới gặp Thủ tướng Meir cùng với một báo cáo về “sự cố” trên bầu trời Tel Aviv, và bắt gặp bà Thủ tướng đang đọc lá thư của các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô. Sau đó, Israel buộc phải từ bỏ kế hoạch dùng bom hạt nhân. Năm 1973, Alexander Danilovich Vertievets, người thực hiện chuyến bay khuấy đảo bầu trời Tel Aviv, đã được trao danh hiệu [[Anh hùng Liên Xô]]<ref>{{Chú thích web | url = http://vtc.vn/tiet-lo-vu-ufo-lien-xo-choc-tuc-israel.311.331251.htm | tiêu đề = Tiết lộ vụ 'UFO Liên Xô' chọc tức Israel | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 27 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo điện tử VTC News | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
===Vũ khí của các bên===
Quân Ả Rập sử dụng vũ khí hầu hết do Liên Xô sản xuất, trong khi quân Israel dùng phần lớn vũ khí của Mỹ sản xuất.

Các xe tăng [[T-54/55]] và [[T-62]] của quân Ả Rập có thân xe thấp hơn, vỏ giáp tốt hơn và pháo mạnh hơn so với [[M48 Patton]] và [[xe tăng Centurion]] của Israel, ngoài ra chúng còn có bộ ổn định pháo 2 trục cho phép bắn chính xác hơn nhiều khi xe đang di chuyển (M48 Patton thời đó chưa có hệ thống này). [[T-54/55]] và [[T-62]] cũng được trang bị hệ thống nhìn đêm hồng ngoại, có thể phát hiện xe tăng địch ở cự ly 400 mét trong đêm không trăng, hoặc tăng lên vài trăm mét trong đêm có trăng. Trong khi đó, xe M48 Patton và Centurion thời đó đều không có hệ thống nhìn đêm, nên tổ lái Israel phải dựa vào pháo sáng hoặc đèn pha để nhìn trong đêm. Do đó, xe tăng của khối Ả Rập có ưu thế trong các trận đánh cơ động trực diện, đặc biệt là khi đánh ban đêm. Ngược lại, xe tăng của Israel được trang bị hệ thống đo khoảng cách tốt hơn,tổphần láilớn sĩ quan xe tăng Israel là cựu binh giàu kinh nghiệm dàytrong dặncuộc hơnchiến năm 1967 (trong khi phần lớn sĩ quan Ả Rập chưa có kinh nghiệm thực chiến), nên xe tăng Israel có ưu thế trong các trận đánh phục kích từ xa. Nhìn chung, kết quả chiến đấu của xe tăng hai bên phụ thuộc lớn vào việc áp dụng chiến thuật có hợp lý hay không: giai đoạn đầu, quân thiết giáp Ai Cập thắng lợi lớn nhưng đến giai đoạn sau, sự chủ quan và nôn nóng khiến quân Ai Cập mắc nhiều lỗi chiến thuật, khiến thắng lợi lại chuyển sang Israel.
 
Về không quân, Israel có ưu thế hơn ở phi công dày dặn kinh nghiệm hơn, lại được trang bị tiêm kích hạng nặng [[F-4 Phantom]], trong khi các phi công Ả rập phần lớn còn non kinh nghiệm, và chỉ có tiêm kích hạng nhẹ là [[MiG-21]]. Bù lại, quân Ả Rập vượt trội ở các hệ thống [[tên lửa phòng không]] do Liên Xô viện trợ, đặc biệt là hệ thống kiểu mới [[SA-6]]. Cũng như các trận đánh trên bộ, thắng bại trong trận đánh trên bầu trời cũng phụ thuộc rất lớn vào trình độ huấn luyện và chiến thuật hợp lý: giai đoạn đầu, phòng không Ả Rập bắn rơi hàng loạt máy bay Israel nhưng đến giai đoạn sau, không quân Israel thu được nhiều thắng lợi do lực lượng phòng không Ả Rập đã không phối hợp tốt với lục quân và không quân của họ.