Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Mãn Châu (1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 311:
Cho đến nay, việc đánh giá vai trò của Chiến dịch Mãn Châu đối trong quá trình chấp nhận đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản trong [[Chiến tranh Thái Bình Dương]] vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà sử học. Ở Hoa Kỳ, câu hỏi về tính chính đáng trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử nhiều lần được khơi dậy, dẫn tới xu hướng chính thống hoá quan điểm của tác giả Robert J. C. Butow, cho rằng [[Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki|2 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki]] là nguyên nhân quyết định đưa đến việc Nhật Bản sớm đầu hàng<ref>{{harvnb|Butow|1954|p=210-227}}</ref>. Quan điểm này cũng được ủng hộ bởi các tác giả Hoa Kỳ có uy tín khác là Richard Frank (''Downfall: The End of the Imperial Japanese Empire'' - New York: Random House, 1999) và Robert A. Pape, (''Why Japan Surrendered'' International Security, 18, No. 2, 1993)<ref name="Hasegawa1">{{harvnb|Hasegawa|2005|p=1,2}}</ref>.
 
Tuy nhiên, quancũng điểm nàynhững bịquan phản bác bởi nhiều tác giảđiểm khác. Bản thân cựu Thủ tướng Anh Churchill trong tác phẩm ''The Second World War'' đã cho rằng ''Sẽ sai lầm nếu cho rằng số phận của Nhật Bản là do những quả bom nguyên tử quyết định''<ref>{{harvnb|Churchill|1957|p=554}}</ref>. Tuy nhiên ông cũng không nói do Liên Xô tấn công mà Nhật phải đầu hàng. Tác giả người Mỹ gốc Nhật Tsuyoshi Hasegawa đưa ra 2 luận điểm được trích dẫn rộng rãi: việc Liên Xô tham chiến đã làm sụp đổ chiến lược kéo dài chiến tranh của phe chủ chiến Nhật Bản; diễn tiến quá nhanh của chiến dịch làm dấy lên lo ngại bị Liên Xô chiếm đóng, [[chủ nghĩa cộng sản]] có cơ hội khuếch trương ở Nhật. Ông cho rằng 2 điểm này chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới quyết định đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản<ref name="Hasegawa298">{{harvnb|Hasegawa|2005|p=296.297.298}}</ref>.
 
Nhưng một câu hỏi khác - liệu việc Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản có cần thiết và có chính đáng hay không - cũng là một khía cạnh gây tranh luận. Ở Liên Xô trước đây, quan điểm lịch sử chính thống là coi Chiến dịch Mãn Châu như là một phần của cuộc [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại]], đồng thời Liên Xô có vai trò quốc tế to lớn trong việc giải phóng các nước châu Á khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa phát xít Nhật<ref name="Hasegawa1" />. Quan điểm này vẫn được số đông các sử gia Nga sau thời kỳ ''perestroika'' đồng thuận. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm ngược dòng nhận được sự đồng thuận rộng rãi ở ngoài nước Nga<ref name="Hasegawa1" /> mà tiêu biểu là của sử gia Nga B.N. Slavinsky. Ông cho rằng động cơ tham chiến của Liên Xô gồm 2 thành tố chính: trả đũa cho thất bại của Đế quốc Nga năm 1904-1905 và lợi ích địa chính trị ở Viễn Đông<ref>{{harvnb|Slavinsky|2003|p=184-188}}</ref>.
Dòng 317:
Tuy nhiên, hoạt động quân sự của Quân đội Liên Xô tại Mãn Châu đã được các nước đồng minh Mỹ, Anh và Liên Xô thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam tổ chức từ ngày 17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Trong hội nghị đó, phía Liên Xô đã thông báo kế hoạch quân sự tại Viễn Đông, xác nhận Liên Xô sẵn sàng thực hiện cam kết Yalta. Là một bên cam kết mở mặt trận chống Đế quốc Nhật Bản, Liên Xô không thể không thực hiện cam kết đó, một cam kết có tính chất quốc tế ở thời điểm đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Hậu quả chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế sẽ rất tồi tệ nếu Liên Xô không thực hiện cam kết của mình cũng như khả năng chiến tranh sẽ còn tiếp tục kéo dài.<ref name="klqd" />
 
Theo nghiênquan cứu năm 2013điểm của [[Ward Wilson]] (một nhà hoạt động chống vũ khí hạt nhân) thì việc Nhật Bản đầu hàng có nguyên nhân chính là từ [[Chiến dịch Mãn Châu]] của Liên Xô chứ không phải do 2 quả [[bom nguyên tử]] của Mỹ. QuyếtTheo Ward Wilson, quyết định đầu hàng của Hội đồng Tối cao Nhật Bản được quyết định vào ngày [[9 tháng 8]], trong khi vụ ném bom [[Nagasaki]] diễn ra vào cuối buổi sáng ngày 9 tháng 8, sau khi Hội đồng Tối cao đã bắt đầu họp bàn chuyện đầu hàng. VụWard Wilson cho rằng vụ ném bom Hiroshima cũng không phải là lý do Nhật đầu hàng, vì báo cáo sơ bộ của nhóm điều tra Lục quân Nhật về vụ ném bom Hiroshima đã không được trình nộp cho đến ngày [[10 tháng 8]]. NóiWard cáchWilson khác,cho rằng Nhật Bản đã quyết định đầu hàng '''từ trước khi''' lãnh đạo của họ nhận ra sự tàn phá của [[bom nguyên tử]] đối với Hiroshima và Nagasaki.
 
CácTheo Ward Wilson, các nhà lãnh đạo Nhật từ lâu đã kết luận: có thể đánh một trận quyết định chống lại một đại cường quốc tiến công từ một hướng, song không thể nào đánh lui hai đại cường quốc tiến công từ hai hướng khác nhau. Trong một cuộc họp của Hội đồng Tối cao vào tháng 6 năm 1945, họ đã nói rằng sự tham gia của Liên Xô vào cuộc chiến ''“sẽ quyết định số phận của cả Đế quốc”''. Cũng trong cuộc họp đó, Phó Tổng Tham mưu Lục quân Kawabe đã nói rằng ''“Duy trì tuyệt đối hòa bình trong quan hệ của chúng ta với Liên Xô là hết sức quan trọng nếu muốn tiếp tục cuộc chiến”''. [[Chiến dịch Mãn Châu]] của Liên Xô đã làm tan biến mọi hy vọng kháng cự của Nhật Bản, dù họ còn chưa biết về việc Mỹ ném bom nguyên tử. NóiWard ngắnWilson gọn,đưa ra kết luận cho rằng "chiến dịch của Liên Xô có ý nghĩa chiến lược quyết định khiến Nhật Bản đầu hàng, còn 2 vụ ném bom nguyên tử của Mỹ thì không" <ref>http://foreignpolicy.com/2013/05/30/the-bomb-didnt-beat-japan-stalin-did/</ref>.
 
== Tiến triển của nghệ thuật quân sự Xô Viết ==