Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 288:
Trong ngày 6-8-1945, sau khi ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã lên sóng phát thanh kêu gọi đầu hàng của Nhật Bản. Tổng thống Truman nói về bom nguyên tử và đe dọa nếu Nhật Bản không đầu hàng thì những tai họa như Hiroshima sẽ tiếp tục. Và thông báo của Truman đã được Hoàng thân Koichi Kido chuyển cho Nhật hoàng lúc 13h30 phút ngày 7-8.<ref>Lê Vinh Quốc-Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trang 178</ref> Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nhật Bản (và hầu như toàn thế giới) khi đó chưa hề hiểu khái niệm "[[bom nguyên tử]]" là gì. Việc một thành phố bị hủy diệt là một tin gây chấn động trong thời hòa bình, nhưng cũng trong năm 1945, hàng chục thành phố Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Yokohama... đã bị máy bay ném bom Mỹ tàn phá hoàn toàn trong suốt nhiều tháng trước đó, riêng trận ném bom ở [[Tokyo]] đã giết hơn 100.000 thường dân chỉ trong 1 ngày, nên việc thành phố Hiroshima bị phá hủy và lời đe dọa mơ hồ của Truman đã chẳng gây được nhiều ấn tượng với bộ chỉ huy Nhật. Ward Wilson cho rằng việc Hội đồng Tối cao Đế quốc Nhật Bản hủy cuộc họp về vụ ném bom tại Hiroshima chứng tỏ các thành viên Hội đồng không coi vụ ném bom này là nghiêm trọng hơn những vụ trước đó.<ref name=fpm/>
 
Theo quan điểm của Ward Wilson, chiến dịch của Liên Xô có ý nghĩa chiến lược quyết định khiến Nhật Bản đầu hàng, còn việc ném bom nguyên tử của Mỹ thì không<ref name=fpm>http://foreignpolicy.com/2013/05/30/the-bomb-didnt-beat-japan-stalin-did/</ref>. Động cơ khiến Đế quốc Nhật Bản đầu hàng theo Ward Wilson cũng không phải từ việc bị [[Hoa Kỳ]] ném bom nguyên tử mà thực chất do những tác động của việc [[Liên Xô]] tuyên chiến với Nhật Bản. Điều này được Ward Wilson củng cố bởi các luận điểm như:
*Thực tế [[Nhật Bản]] đã có ý định đầu hàng trước khi bị [[Hoa Kỳ]] ném bom
*Việc Nhật Bản đưa ra tuyên bố đầu hàng sau khi Hoa Kỳ ném bom thực chất chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.