Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Chế Nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nguyễn Chế Nghĩa''' một là danh tướng đời [[nhà Trần]], quê ở làng Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nguyên là xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu)<ref name="n1"/>. Do các tư liệu lịch sử thiếu thốn, không rõ năm sinh, năm mất, những ông đã được phong đến tước Nghĩa Xuyên Công<ref name="n1">[http://www.vietgle.vn/beta/default.aspx?t=1&pid=7815&key=Nguy%E1%BB%85n+Ch%E1%BA%BF+Ngh%C4%A9a&type=A0 Nguyễn Chế Nghĩa]</ref>. Ông sinh ra trong một gia đình có danh vọng, từ nhỏ ông đã có sức khoẻ lạ thường, giỏi cỡi ngựa và sử dụng giáo dài: thiên văn, binh pháp đều tinh thông, lại thích ngâm vịnh và làm thơ<ref name="n1">[http://www1.agu.edu.vn/gsdl/index.html?e=d-00000-00---off-0thovan--00-0--0-10-0---0---0prompt-10---4-------0-1l--11-en-50---20-help---00-0-1-00-0-0-11-1-0utfZz-8-00&a=d&cl=CL1.9&d=HASHebd36b5ccf57536796ce1c.fc Nguyễn Chế Nghĩa trên trang Tuyển tập thơ văn Lý - Trần]</ref>.
 
Thời còn trẻ ông đầu quân dưới trướng [[Phạm Ngũ Lão]], tham gia đánh thắng quân [[nhà Nguyên]] ở [[ải Chi Lăng]]. Ra trận, ông "cưỡi ngựa, cầm giáo xông vào giữa đám quân giặc, đánh đâu thắng đấy. Chẳng ai địch nổi; chúng sợ gọi ông là thần tướng. Khi giặc dẹp xong, ông được cử làm Khống Bắc đại tướng quân, tước Nghĩa Xuyên công, ở lại trấn thủ Lạng Sơn sáu năm, lập được nhiều công, danh tiếng ngang với Phạm Ngũ Lão"<ref name="n1"/>.
 
Vua Anh Tông rất yêu mến, gả con gái yêu là công chúa Ngọc Hoa cho ông. Ít lâu sau, ông được thăng chức Thái úy. Nguyễn Chế Nghĩa được ghi nhận là người có tính tình trung hậu, thẳng thắn, không ngại gian lao, nên được coi là một tướng tâm phúc, tài giỏi của nhà Trần. Ông thường ngâm hai câu thơ trong Sầm Lâu tập là: "Soa lạp ngũ hồ vinh bội ấn; tang ma ế đã thắng phong hầu" và cho đó là cái đạo tự giữ vẹn mình của kẻ bề tôi<ref name="n1"/>. Khi tuổi cao, ông dâng biểu xin từ chức nhiều lần, mới được vua chấp thuận. Trở lại quê nhà, ông mời bè bạn đến chơi, trong dịp này có hai bài thơ tặng ông, ca ngợi công lao của ông đối với đất nước cùng khí tiết cao cả, trong sạch.
 
Sự tích ông được chép trong Trần triều Hiển thánh Chính kinh Tập biên. Có tư liệu cho hay, Nguyễn Chế Nghĩa còn để lại một bài thơ. Tiểu sử và thơ của ông không được chép trong sử hoặc một cuốn thơ văn chính thức nào mà chỉ tìm thấy trong thần phả thờ ông hoặc in phụ vào thần phả thờ Hưng đạo vương [[Trần Quốc Tuấn]]<ref name="n1"/>.
 
Tên ông được đặt cho một phố nhỏ nối phố Trần Hưng Đạo và phố [[Hàm Long]], Hà Nội.
 
Nguyễn Chế Nghĩa (1265-1341) người xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu. Ông sinh năm 1265 trong một gia đình có danh vọng, từ nhỏ ông đã có sức khoẻ lạ thường, giỏi cỡi ngựa và sử dụng giáo dài: thiên văn, binh pháp đều tinh thông, lại thích ngâm vịnh và làm thơ.
 
Hàng 26 ⟶ 16:
 
Tên ông được đặt cho một phố nhỏ nối phố Trần Hưng Đạo và phố Hàm Long, Hà Nội.
 
 
 
Danh nhân Nguyễn Chế Nghĩa là một trong mười người nổi tiếng nhất triều trần. Sử sách chép về ngài không nhiều. Vì lí do đó xin cung cấp đến các bạn yêu lịch sử bản:
 
 
An Nghĩa đại Vương Ngọc Phả
 
 
 
( Tiểu sử tóm tắt Nguyễn Chế Nghĩa ở sở công thần bộ lễ triều Nguyễn do thượng thư giao cho xã Phương Điếm)
 
 
Đức thành hoàng trang Cối Xuyên (Cối Xuyên nhất xã lục thôn Gồm Đức Phong, Đại Liêu, Mỹ Long, Hoa Điếm, Tiên Nha, Vĩnh Dụ) nay là hai xã Hội Xuyên và Phương Điếm - huyện Gia Lộc. Ngài là Nguyễn Chế Nghĩa có nhiều vũ công, là đại tướng triều Trần.
Ngài vốn dòng dõi thi lễ lớn lên là người thiên tư anh tuấn học vấn uyên thâm. Năm 12 tuổi đã có sức khỏe lạ thường, Cha mẹ ngài còn mời thầy về dạy võ, được thầy giỏi rèn luyện nên Ngài văn võ kiêm toàn. Những binh thư Tôn Ngô, Ngài đều thấu suốt, văn thuyết đều tinh thông. Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Ngài còn thục luyện bộ thái ất thần kinh và thuộc làu kinh dịch. Ngài cỡi ngựa bắn cung đánh trường múa đao đều giỏi. Ngài đã làm bài thơ nghĩa khí như sau:
 
 
Định thiên lập địa trượng phu thân
Chí khí đường đường mại đẳng luân
Đàn Giáp khẳng mi tề sách sĩ
Trước tiên tu hướng tấn năng thân
Cơ tàng cử hỏa kiêm hoài tuyết
Tích hiển đường yên giữ hán vân
Lưu đắc càn khôn trung nghĩa tiết
Cao đàm thiên cổ nhất hoàn nhân
 
 
Năm 16, 17 tuổi tiếng hay văn võ của Ngài đã lừng lẫy nhiều nơi. Năm 17 tuổi Ngài đã đầu quân, nhà Vua và đức Hưng Đạo Vương đã thử tài bắn cung của ngài, môn bắn cung đã được khen là thần tiễn và Ngài được phong là tướng quân đi đánh giặc.
Ngài đã đem dân binh của Lộ Hồng đi chặn giặc ở Nội Bàng. Ở Vạn Kiếp làm cho giặc phải tiến quân chậm chạp, Ngài cũng diệt được nhièu quân giặc nên xa giá nhà Vua đủ thời gian rút khỏi kinh thành. Uy danh ngài đã vang lừng từ cửa ải Chi Quan đến cửa ải Lê Quan. Ngài có hai con ngựa chiến giỏi là Long Câu và Long Đề đã giúp nhiều cho ngài trong chiến trận
Năm 19 tuổi ngài đã đeo ấn tiên phong cùng tướng Phạm Ngũ Lão lên Lạng Sơn, Ngài đã lập 3 trại dân binh, Thử, Xa, Chúc để cản địch. Trận đầu ngài đã cầm quân đánh lui các tướng Nguyên là Trịnh Bằng Phi và Áo Lỗ Xích. Ngài đã được nhà Vua phong khống bắc tướng quân, Nhưng lúc đầu thế giặc còn mạnh quân ta phải tạm rút. Ngài lại được cử giữ Nội Bàng để chống giặc bảo vệ đại bản doanh của Đức Hưng Đạo Vương đang đóng ở Vạn Kiếp. sau đó ngài được giao giữ mặt trận từ Kiêu Kỵ đến đê Cơ Xá, để chặn giặc không cho chúng sang Lộ Hồng, nhiều trận ngài diệt hàng trăm giặc. Ngài lại đem quân phối hợp với Trung Thành Vương diệt đồn Giang Khẩu rồi lại đem quân chặn giặc ở đê Thiên Đức và ở An Hưng. Khi giặc rút chạy. Võ công của ngài đã góp nhiều với triều Trần đánh đuổi quân Nguyên ra ngoài bờ cõi
Dẹp giặc xong nhà Vua lại giao cho ngài đi tổng trấn Lạng Sơn một thời gian ngài lại đi xứ Bắc quốc sau đó ngài được triệu về triều giữ nhiều chức như thái uý, đô úy Nghĩa Xuyên Công, Ngài lần lượt được phong thượng tướng, rồi đại tướng quân, Vua Trần đã gả công chúa Nguyệt Hoa cho ngài ( Lúc ngài là thượng tướng quân)
Ngài la bậc lão thần Lần lượt thờ các Vua Nhân Tôn, Anh Tôn, Minh Tôn, Hiến Tôn nhà Trần với tước công và có lúc được giao đứng đầu văn võ, có lúc được giao cả chức lễ bộ thượng thư. Ngài rất cương trực đã giúp nhiều cho việc triều chính ở triều đình và phủ dụ thần dân nhất là những việc cấy hái tầm tang đê điều.
Đến đời Trần Dụ Tôn thì Ngài bị ám hại. Vua còn dặn quan thái sử không được chép tên ngài vào sử ký. Thế là nỗi bi ai oan khuất của ngài không được rửa sạch mặc dầu triều đình vẫn làm Vương Lễ an táng và phong thần cho ngài là " An Nghĩa đại Vương"
 
Công chúa Nghuyệt Hoa và thượng vị hầu Nguyễn Sùng Phúc ( Con trai của ngài) không chịu nhận chức tước gì nữa, sau khi ngài mất chỉ ở nhà thủ tiết.
Đến đời vua Lê Thái Tổ đã phong thần cho ngài: " Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực" và đến đời Vua Lê Anh Tôn niên hiệu Hồng Phúc đã giao cho bộ lễ Viết lại Ngọc Phả của ngài xếp cuốn ngọc phả này vào sách bách linh của bộ lễ.
 
Bản triều đã truy ơn và tiếp tục phong thần cho ngài: Tuấn lương đại Vương rồi quang y đại Vương cùng sửa lại ngọc phả trong sách bách linh của bộ lễ
 
Tự Đức nguyên niên - Trung thu thần nhật thần lễ bộ thượng thư Đỗ Quang phụng soạn năm 1848