Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mikoyan-Gurevich MiG-21”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 182:
[[Không quân Ấn Độ]] cũng sử dụng MiG-21 trong [[chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971]]. Trong cuộc chiến này đã chứng kiến cuộc không chiến siêu âm đầu tiên trên tiểu lục địa Ấn Độ, khi 1 chiếc MiG-21 của Ấn Độ bắn hạ 1 chiếc [[Lockheed F-104 Starfighter|F-104 Starfighter]] của [[Không quân Pakistan]].<ref>[http://bharat-rakshak.com/IAF/History/1971War/Soni.html The 1971 Liberation War: Supersonic Air Combat (Bharat-Rakshak.com)]</ref> Những chiếc MiG đã thực hiện một vai trò quan trọng trong các cuộc không chiến, bảo đảm chiếm ưu thế trên không và cuối cùng khiến [[Pakistan]] thất bại. MiG-21 cũng được sử dụng vào cuối năm 1999 trong [[Chiến tranh Kargil]]. Những chiếc MiG-21 lần cuối cùng được biết đến sử dụng trong không chiến vào năm 1999 trong Sự kiện Atlantique, khi 2 chiếc MiG-21 của Ấn Độ đã bắn hạ 1 chiếc máy bay trinh sát [[Breguet Atlantic|Breguet Atlantique]] của [[Hải quân Pakistan]], người Ấn Độ đã đưa ra lý do máy bay của Pakistan đã bay vào không phận của Ấn Độ.<ref>''[[Atlantique Incident]]'' has complete details with sources.</ref>
 
các máy bay MiG-21 của Không quân Ấn Độ đã phải trải qua đợt hiện đại hóa quy mô vào năm 1999. Nga đã nâng cấp sâu rộng 125 chiếc MiG-21Bis của Ấn Độ lên chuẩn “MiG-21-93 Bison”. Gói nâng cấp đã áp dụng một số công nghệ trên các loại tiêm kích thế hệ 4, như là thay mới radar cũ RP-21MA/RP-22 bằng loại Phazotron Kopyo - được phát triển dựa trên công nghệ dòng radar Zhuk với tầm trinh sát bán cầu trước đến 57km57 km, ở bán cầu sau là 25-30km30 km, có thể theo dõi mục tiêu RCS 3m2 tại khoảng cách 45km45 km. Kopyo cung cấp cho MiG-21-93 khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và dẫn đường cho tối đa 2 tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Trong chế độ không đối đất, Kopyo có thể phát hiện mục tiêu xe thiết giáp ở cự ly 25 km hoặc cầu đường ở cách 100 km trong khi theo dõi 2 mục tiêu, có thể phát hiện tàu thuyền cỡ nhỏ ở cách 80 km hoặc mục tiêu kích cỡ tương đương khu trục hạm ở khoảng cách 150 km. MiG-21-93 Bison có thể triển khai các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73E (tầm ngắn), R-27 (dẫn đường radar bán chủ động, tầm trung) và R-77 (radar chủ động, tầm trung – xa lên tới 100km)
 
Những máy bay nâng cấp MiG-21 'Bison' được đưa tin có hiệu suất tốt và có thể chống lại được những máy bay [[F-15]] và [[F-16]] của [[Không quân Hoa Kỳ]] trong cuộc tập trận chung Ấn Độ-Hoa Kỳ. Những phi công Mỹ đã ngạc nhiên với những khả năng của MiG-21 Bison. Theo tường trình thì trong các cuộc không chiến mô phỏng khả năng thao diễn của phiên bản 'Bison' mới đã bỏ xa những máy bay của phương Tây và có tỷ lệ chiến thắng lớn. Các phi công Mỹ nhận xét rằng MiG-21 Bison là một đối thủ rất ghê gớm với F-15C, do loại máy bay này có độ bộc lộ radar thấp, vận tốc cao và rất linh hoạt<ref name="theaviationist.com">[http://theaviationist.com/2014/05/02/cope-india-2004-results/]</ref>