Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Đan Mạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
 
==Lịch sử==
Những di tích tiền sử ở đảo [[Sjælland]] xác nhận sự tồn tại một nền văn minh rực rỡ ở đây vào kỉ nguyên cự thạch và thời kì đồ đồng. Lịch sử Đan Mạch bắt đầu với thời kì viễn chinh của [[người Viking]] cướp phá các vùng bờ biển [[Tây Âu]] từ [[thế kỉ thứ 9]]. Vào [[thế kỉ 11]], [[Svend I]] rồi đến con trai, [[Knud Đại đế]] thành lập một vương quốc rộng lớn tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1018 đến năm 1045 gồm cả [[Anh]], [[Na Uy]] và [[Schleswig]].
Vào thế kỷ 8-11, người Na Uy đã phát hiện và định cư ở [[Hebrides]], [[Shetlands]], [[Orkney]], [[Quần đảo Faroe]], [[Iceland]], [[Greenland]] và đã cố gắng thiết lập các khu định cư ở Vínland, được cho là L'Anse aux Meadows ở [[Newfounland]], [[Canada]] ngày nay. Họ cũng đã chinh phục và định cư nhiều nơi ở [[Anh]] (Danelaw), [[Ireland]], và [[Normandy]] và cũng đã tới [[Kievian Rus']] ở phía đông, nơi mà sau này là nước [[Nga Sa Hoàng]]. Người [[Na Uy]] đã buôn bán hàng hóa theo các tuyến đường từ Greenland ở phía bắc đến [[Constantinople]] ở phía nam qua các con sông của nước [[Nga]]. Đan Mạch-Na Uy đã hợp nhất thành một nhà nước vào năm 1536.
 
Liên hiệp Đan Mạch- Na Uy tan rã theo [[Hiệp ước Kiel]] năm 1814, Đan Mạch theo đó được giữ các lãnh thổ phụ thuộc của Na Uy là [[Iceland]], [[Quần đảo Faroe]] và [[Greenland]]. Đan Mạch cũng đã cai trị [[Ấn Độ thuộc Đan Mạch]] (Tranquebar nay là [[Tharangambadi]], [[Tamil Nadu]], [[Ấn Độ]]) từ năm 1620 đến năm 1869, [[Bờ biển Vàng thuộc Đan Mạch]] (nay là [[Ghana]]) từ năm 1658 đến năm 1850, [[Tây Ấn thuộc Đan Mạch]] (nay là [[Quần đảo Virgin thuộc Mỹ]] ở vùng [[Caribbean]]) từ năm 1671 đến năm 1917.
Vào [[thế kỉ thứ 7]], [[chế độ phong kiến]] được thành lập tại đây, trong khi ảnh hưởng của [[Giáo hội Công giáo La mã]] ngày càng được củng cố [[nhà thờ]] và [[tu viện]] được xây dựng ngày càng nhiều. Năm 1167, [[Giám mục]] [[Absalon]] thành lập thành phố [[Copenhagen]].
[[Iceland]] đã giành được quyền tự quản năm 1874, và trở thành một nhà nước với đấy đủ chủ quyền năm 1918, liên minh với Đan Mạch trong cùng một vương quốc.Người Iceland hủy bỏ chế độ quân chủ năm 1944, và năm 1948, người dân Faroe cũng giành được quyền tự trị. Vương quốc gia nhập [[Cộng đồng Kinh tế Châu Âu]] (nay là [[Liên minh Châu Âu]] mà không gồm Faroe năm 1973, còn Greenland rút lui năm 1985, cả hai trường hợp đều vì các chính sách về ngư trường. Greenland giành quyền tự trị năm 1979 và đề nghị được tự trị hơn nữa năm 2009 theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2008. Người dân Greenland sẽ nghĩ đến vấn đề độc lập nếu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên được phát hiện hơn nữa và tạo ra một nền kinh tế có nhiều triển vọng.
 
"Kỉ nguyên Valdemar" đánh dấu giai đoạn cực thịnh của nền văn minh Trung đại ở Đan Mạch. Sau thời kì suy yếu về kinh tế và chính trị, [[Valdemar IV]] (1340-1375) rồi đến con gái Nữ hoàng [[Marguerite Valdemarsdotter]] (1375-1412), năm 1397 thành lập một [[đế quốc]] mới, tức Liên hiệp Kalmar, gồm ba nước vùng [[Scandinavia]] dưới sự cai trị của Đan Mạch.
 
Cuộc nổi dậy của [[người Thụy Điển]] đã làm tan rã [[Liên hiệp Kalmar]] năm 1523. Từ năm 1536, [[đạo Tin Lành]] theo phái [[Giáo hội Luther|Luther]] trở thành quốc giáo. Trong [[thế kỉ 17]], mặc dầu trước những nỗ lực vô vọng của Quốc vương [[Christian IV]] (1588- 1648); Đan Mạch vẫn không thể ngăn cản [[Thụy Điển]] chiếm được ưu thế nổi trội trong vùng và giao lại cho [[Thụy Điển]] các vùng [[Skane]], [[Halland]] và đảo [[Bornholm]] (1658).
 
Vào [[thế kỉ thứ 9]], xuất phát từ việc liên minh với [[Napoléon]] trong các cuộc chiến tranh, Đan Mạch đánh mất quyền kiểm soát [[Na Uy]] nhưng lại nhận được vùng [[Lauenburg]]. Tiếp theo sau cuộc chiến tranh các vùng đất Công tước (1864), [[Phổ]] và [[Áo]] sáp nhập vùng [[Schleswig]], [[Holstein]] và [[Lauenburg]]. Tuy bị mất hai phần năm lãnh thổ, [[kinh tế Đan Mạch]] vẫn phát triển mạnh dưới triều vua [[Christian IX]] (1863-1906). Năm 1915, Đan Mạch thông qua việc phổ thông đầu phiếu và quyền bỏ phiếu của phụ nữ.
 
Mặc dầu giữ thái độ trung lập, nhưng Đan Mạch vẫn bị [[Đức]] chiếm đóng trong [[Chiến tranh thế giới thứ II]]. Năm 1944, [[Iceland]] tách khỏi Đan Mạch và tuyên bố độc lập. Đan Mạch gia nhập [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]] năm 1973. Năm 1979, vùng [[Greenland]] đạt được quy chế tự trị. Sau cuộc [[trưng cầu ý dân]] năm 1992, [[người Đan Mạch]] phản đối việc phê chuẩn hiệp ước [[Maastricht]] (Hiệp ước ngày [[7 tháng 2]] năm [[1992]], thành lập [[Liên minh châu Âu]] của 12 quốc gia thành viên của [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]]), nhưng lại chấp nhận vào năm 1993. Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2000, Đan Mạch từ chối lưu hành đồng [[euro]].
 
== Chú thích ==