Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Đan Mạch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Khaphap (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 75:
 
Mặc dầu giữ thái độ trung lập, nhưng Đan Mạch vẫn bị [[Đức]] chiếm đóng trong [[Chiến tranh thế giới thứ II]]. Năm 1944, [[Iceland]] tách khỏi Đan Mạch và tuyên bố độc lập. Đan Mạch gia nhập [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]] năm 1973. Năm 1979, vùng [[Greenland]] đạt được quy chế tự trị. Sau cuộc [[trưng cầu ý dân]] năm 1992, [[người Đan Mạch]] phản đối việc phê chuẩn hiệp ước [[Maastricht]] (Hiệp ước ngày [[7 tháng 2]] năm [[1992]], thành lập [[Liên minh châu Âu]] của 12 quốc gia thành viên của [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]]), nhưng lại chấp nhận vào năm 1993. Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2000, Đan Mạch từ chối lưu hành đồng [[euro]].
 
== Kinh tế ==
[[Tập tin:ImagesCAMICKVZ.jpg|nhỏ|phải|Một trang trại ở Đan Mạch.]]
Vương quốc Đan Mạch là một trong những nước phát triển nhất thế giới với xã hội được tổ chức tốt. Mọi công dân Vương quốc Đan Mạch đều có quyền nhận được trợ giúp y tế và giáo dục miễn phí từ [[tiểu học]] cho đến [[đại học]] và chế độ hưu trí được đảm bảo.
 
Các vùng đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện phát triển ngành trồng trọt ([[lúa mì]], [[lúa mạch]]). Chăn nuôi và [[ngư nghiệp]] bảo đảm phân nửa nguồn thu nhập từ các mặt hàng [[xuất khẩu]] ([[sữa]], [[bơ]], [[thịt]], [[cá]]). Nhờ có Cơ sở hạ tầng tốt, Vương quốc Đan Mạch có nền [[công nghiệp ]]đa dạng, nhưng kinh tế chủ yếu dựa trên khu vực thứ ba, chiếm đến 79% nguồn nhân lực. Việc khai thác [[dầu mỏ]] và [[khí đốt]] ở ngoài khơi [[biển Bắc]] làm giảm bớt phần nào những phụ thuộc [[năng lượng]]. Cũng như các nước vùng [[Scandinavia]], Vương quốc Đan Mạch có mức sống cao và hệ thống xã hội phát triển.
 
Vương quốc Đan Mạch có mối quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là với 3 nước láng giềng [[Anh]], [[Đức]] và [[Thụy Điển]] (3 nước này chiếm tới 41% trao đổi thương mại của Đan Mạch). Trong cuộc [[trưng cầu dân ý]] ngày [[28 tháng 9]] năm [[2000]] về việc gia nhập [[Liên minh châu Âu]] (dùng đồng tiền chung [[euro]]), 53.1% số người tham gia bỏ phiếu đã bày tỏ mong muốn giữ lại đồng krone, và do vậy cũng giống như hai nước [[Anh]] và [[Thụy Điển]], Đan Mạch đã không tham gia Liên minh tiền tệ Châu Âu.
 
== Giáo dục ==
Đan Mạch là một trong những nước có ngân sách [[giáo dục]] lớn nhất thế giới (tính theo đầu người và [[GDP]]). Giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm (bắt đầu từ năm 3 tuổi). Phần lớn học sinh sau đó đều học lên cao hơn. Đan Mạch có 5 trường [[đại học]] và nhiều trường cao đẳng dạy đủ các nghề.
 
Nền giáo dục của Đan Mạch nổi tiếng trên thế giới về chất lượng học tập. Học sinh sau khi học lớp 9 hoặc lớp 10 sẽ lựa chọn vào trường trung học hoặc có thể chọn học các ngành nghề sơ cấp.
Có 3 loại hình trung học chính: Trung học thông thường (với 2 sự lựa chọn: chuyên toán hoặc chuyên sinh ngữ), Trung học thương mại, Trung học kỹ thuật.
 
Sự lựa chọn này có liên quan đến hướng đi của học sinh sau này khi vào [[đại học]].
 
Hệ thống bằng cấp:
*[[Chứng chỉ]] (Cerfiticate): 2 năm
*[[Cử nhân]] (Bachelor): 3 – 3,5 năm
*[[Thạc sỹ]] (Master): 2 năm
*[[Tiến sỹ]] (Doctor): 3 năm
 
Học tập tại Đan Mạch yêu cầu sinh viên phải độc lập, năng động và chủ động tự nghiên cứu, vì bên cạnh các bài giảng thông thường, còn có rất nhiều buổi thảo luận và học nhóm.
 
Gần như tất cả các khoá học tại Đan Mạch đều dạy bằng [[tiếng Đan Mạch]]. Tuy nhiên, một số trường cũng có khoá học bằng [[tiếng Anh]] cho sinh viên trong nước và nước ngoài.
 
 
 
== Chú thích ==