Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Mông Cổ – Cao Ly”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 22:
Vào năm 1225, dưới triều vua [[Cao Ly Cao Tông|Cao Tông]] (trị vì từ [[1213]]-[[1259]]), vị vua thứ 23 của [[Cao Ly|nhà Cao Ly]], [[Đế quốc Mông Cổ]] gởi sứ giả đến [[Cao Ly]] yêu cầu cống nộp nhưng [[Cao Ly]] từ chối, đồng thời còn giết chết sứ giả của [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] là Trứ Cốc Dư (Chu-ku-yu - 箸告與).
 
Lấy cớ đó, năm [[1231]], Đại Hãn [[Oa Khoát Đài]] hạ lệnh [[xâm lược]] [[Cao Ly]] như là một phần của [[Nhà Nguyên#Bắc Phạt|chiến dịch chiếm Trung Hoa]]. Quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] thiện chiến được đặt dưới sự chỉ huy của tướng [[Tát Lễ Tháp]] (Sartai - 撒禮塔) đã vượt sông [[sông Áp Lục]] (Amnok hay Yalu, 압록, 鴨綠) và nhanh chóng nhận được sự quy hàng của thị trấn vùng biên Nghĩa Châu ([[Uiju]], 의주, 義州). Thừa tướng [[Thôi Vũ]] (Choe U, 최우, 崔瑀) ra lệnh tổng động viên để tăng cường quân lực, chủ yếu gồm bộ binh để chống đỡ quyết liệt với quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] ở Yên Châu (Anju, 안주, 安州) và Quy Thành (Kusong, 구성, 龜城) nhưng cuối cùng cũng để mất Yên Châu vào tay quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]].
 
Trong trận tấn công Quy Thành, Tát Lễ Tháp dàn trận bằng một loạt các loại vũ khí công thành hòng bẻ gãy sự phòng thủ của quân [[Cao Ly]]. Hàng dãy các loại máy bắn đá và kim loại nóng chảy vào tường thành. Triển khai các toán quân đột kích vào thành dùng các tháp công thành và thang leo. Quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] còn dùng xe bò đốt lửa tông thẳng vào cổng thành bằng gỗ và đào đường hầm luồn qua tường thành. Tuy nhiên, Loại vũ khí khủng khiếp nhất được sử dụng trong trận chiến này phải kể đến là bom lửa có chứa mỡ người được nấu chảy và đun sôi. Mặc dù thực tế quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] đông hơn gấp bội nhưng sau hơn 30 ngày công thành dữ dội vẫn không buộc được quân [[Cao Ly]] đầu hàng nên quân [[Đế quốc Mông Cổ|Mông Cổ]] đã phải rút lui bỏ lại các xác chết còn treo lơ lửng trên tường thành. Sau trận chiến, một vị lão tướng Mông Cổ đã phải thốt lên ''"...Tôi chưa từng chứng kiến [thành nào] chịu sự tấn công như vậy mà cuối cùng lại không qui phục"''<ref>http://www.koreanhistoryproject.org/Ket/C06/E0602.htm</ref>.