Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wangari Maathai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
}}
 
Tiến sĩ '''Wangari Muta Maathai''' ([[1 tháng 4]], [[1940]] – [[25 tháng 9]], [[2011]]) là một người bảo vệ môi trường và là nhà hoạt động chính trị. Năm 1984, bà đoạt [[Giải thưởng Right Livelihood]]. Năm 1991, bà được trao [[Giải Môi trường Goldman]]. Năm 2004, bà trở thành người phụ nữ [[châu Phi]] đầu tiên nhận được [[Giải Nobel hòa bình]] vì những đóng góp của bà cho sự phát triển bền vững, dân chủ và hòa bình.” Là người phụ nữ đầu tiên ở Đông và Trung Phi có học vị tiến sĩ, Maathai còn đồng thời là người đứng đầu Hội Chữ thập Đỏ Keyna trong thập niên 1970 của thế kỷ 20. Tiến sĩ Maathai cũng là một thành viên của [[Quốc hội Kenya|Nghị viện]] và đã từng là trợ lý của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường trong chính phủ của tổng thống [[Mwai Kibaki]] từ giữa tháng giêng năm 2003 đến tháng 11 năm 2005.
Maathai trở thành một nhân vật quan trọng tại Kenya kể từ khi lập ra Phong trào Vành đai Xanh vào năm 1977, với mục đích hoạt động bảo vệ môi trường. Tổ chức của Maathai đã trồng được 40 triệu cây trên khắp lục địa đen.
 
Năm 2004, bà được trao [[Giải Nobel Hòa bình]] vì công việc trồng lại rừng ở Kenya. Maathai trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên, người Kenya đầu tiên và nhà hoạt động vì môi trường đầu tiên nhận được vinh dự này.
Trong những năm gần đây, Maathai đã lập nên những nhóm vì môi trường và phát động một số chiến dịch về biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ môi trường. Không chỉ ở Kenya, bà còn tham gia vào những nỗ lực cứu rừng ở Congo, nơi có rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới.
Ngày 25 tháng 9 năm 2011, bà Maathai qua đời tại một bệnh viện ở thủ đô Nairobi của Kenya sau một quá trình chiến đấu lâu dài với căn bệnh ung thư. Sự ra đi của Maathai khiến nhiều người xúc động bởi bà đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
==Thời trẻ và học tập==