Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Tây An”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: Nhất Thừa là tên thật không phải pháp hiệu.
Dòng 7:
Tương truyền vào năm [[1820]] dưới triều [[Minh Mạng]], [[tổng đốc]] Nguyễn Nhật An đã cho dựng tạm một am thờ bằng tre lá nơi chân [[núi Sam]], mà bây giờ chùa Tây An tọa lạc. Tuy nhiên, tổng đốc Nguyễn Nhật An là một nhân vật được dân gian phối ghép suy tôn lên, trong lịch sử nhà Nguyễn không có nhân vật Nguyễn Nhật An giữ chức tổng đốc năm 1820, vì chỉ xuất hiện chức vụ tổng đốc ở các tỉnh [[Nam Kỳ]] từ sau cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1832. Trước đó, vùng Châu Đốc tỉnh An Giang nơi chùa Tây An tọa lạc, thuộc trấn Vĩnh Thanh (năm 1832 được chia thành 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long) do quan trấn thủ Vĩnh Thanh là [[Thoại Ngọc Hầu|Nguyễn Văn Thoại]] quản hạt vào năm 1820. Chính sử nhà Nguyễn thời kỳ 1820 cũng không ghi chép về một vị có tên là Nguyễn Nhật An nào làm tổng đốc thời kỳ 1820.
 
Năm [[1847]], tổng đốc An-Hà ([[An Giang]] và [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]]) [[Doãn Uẩn]] (1795-1850) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân [[Xiêm La]], bình định được [[Chân Lạp]], nên đã cho xây dựng lại bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là '''Tây An tự''' với hàm ý trấn yên bời cõi [[phía Tây]] <ref>Nhiều người soạn, ''Địa chí An Giang'' (Tập 2). Chính quyền tỉnh An Giang ấn hành, 2007, tr. 243. Ngoài ra, tên "Tây An" còn là đảo tự tên ''"An Tây" mưu mưu tướng'' mà nhà vua đã phong tặng cho Doãn Uẩn.</ref>.
 
Năm [[1861]], [[Hòa thượng]] Nguyễn Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm [[1958]], Hòa thượng Nguyễn Thế Mật đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.