Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Cung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 69:
Cùng lúc, mẹ của [[Mạc Mậu Hợp]]<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt22a.html Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 17] ghi: trước khi Mạc Mậu Hợp truyền ngôi cho con, ''"Năm [[1592]]... Thái hậu nhà Mạc bị bắt, lo buồn mà chết"''. [http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt23.html Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 18] ghi: ''"Năm [[1600]]... Mẹ [[Mạc Mậu Hợp]] xưng là Quốc mẫu... tông thất họ Mạc...cùng với con trưởng của Mậu Hợp đến kính lạy chào"''. Như vậy nhiều khả năng bà hoàng hậu vợ chính của [[Mạc Tuyên Tông]] (bị bắt và mất năm [[1592]]) không phải là mẹ đẻ của Mậu Hợp; mẹ đẻ Mậu Hợp là vợ thứ của Tuyên Tông.</ref> tự xưng Quốc mẫu, cùng tông thất [[nhà Mạc]] trở về [[Thăng Long]] và sai người đón Mạc Kính Cung. Tướng Ngô Đình Nga mang quân lại hàng.<ref>Phan Ngạn ngờ vực giết [[Bùi Văn Khuê]], sau đó Ngạn bị vợ Khuê là Nguyễn Thị Niên giết. Ba tướng bỏ Lê theo Mạc chỉ còn Đình Nga.</ref> Lực lượng của Mạc Kính Cung lại mạnh lên, có vài vạn người.<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt23.html. Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 18]</ref>
 
Tháng 8 năm [[1600]], Bình An vương [[Trịnh Tùng]] lại xuất quân đánh Mạc Kính Cung. Mạc Kính Cung sai quân chặn ở Gián Khẩu. Tướng Lê là Nguyễn Khải đánh tan quân Mạc, xuôi dòng sông Hát tiến xuống. Nhiều quân Mạc bị chết đuối. Mẹ [[Mạc Mậu Hợp]] bị bắt và bị giết. Mạc Kính Cung chạy ra Kim Thành. Quân Lê Trịnh chiếm lại được [[Thăng Long]]. Đến tháng 9, Ngô Đình Nga cũng bị bắt và bị giết.
 
Năm [[1601]], [[Trịnh Tùng]] lại ra quân đánh Mạc. Tướng tiên phong bên Lê-Trịnh là Chấn quận công tử trận, phía Mạc cũng bị mất 2 tướng. [[Hoàng Đình Ái]] đánh Kim Thành, Mạc Kính Cung bỏ thành chạy lên [[Lạng Sơn]], quân Lê Trịnh phá hủy doanh trại quân Mạc.
Dòng 75:
Ít lâu sau, Mạc Kính Cung lại ra chiếm đóng [[Thái Nguyên]] và Tây Nông. Năm [[1609]], Trịnh Tùng lại sai Trịnh Đỗ đi đánh Mạc. Kính Cung rút chạy vào núi, quân Lê Trịnh không truy kích được phải rút về. Sau đó Kính Cung lại tiến về [[Cao Bằng]] và Kim Thành.
 
Tháng 11 năm [[1621]], [[Trịnh Tùng]] lại điều quân đánh Mạc. Kính Cung lại bỏ Kim Thành về [[Cao Bằng]], xưng hiệu là '''Càn Thống'''. Cùng lúc, cháu gọi Kính Cung bằng chú là [[Mạc Kính Khoan|Kính Khoan]] cũng xưng hiệu '''Long Thái''', không theo Kính Cung. Khi quân Lê Trịnh đánh đến [[Cao Bằng]], cả Kính Cung và Kính Khoan đều bỏ chạy. Quân Lê Trịnh rút đi, Kính Cung lại trở về [[Cao Bằng]].
 
==Trọng dụng hiền tài==