Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảo tồn loài hổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đông y: chính tả, replaced: nguời → người
n replaced: → (15) using AWB
Dòng 3:
[[File:Berlin Tierpark Friedrichsfelde 12-2015 img26 Indochinese tiger.jpg|300px|nhỏ|phải|Hổ Đông Dương là phân loài hổ nguy cấp ở Việt Nam, Campuchia]]
[[File:Sumatran Tiger (9122811106).jpg|300px|nhỏ|phải|Phân loài hổ Sumatra đang gặp nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng như người anh em của nó là hổ Bali và hổ Java]]
'''Bảo tồn loài hổ''' (''Tiger conservation'') là việc thực hiện các [[giải pháp]], [[hành động]] để [[Bảo tồn động vật hoang dã|bảo tồn]], [[Cứu hộ động vật|cứu hộ]] loài [[hổ]], ngăn chặn tình trạng loài hổ đang có [[nguy cơ tuyệt chủng]] và biến mất vĩnh viễn khỏi [[địa cầu]]. Số lượng hổ trên thế giới giảm 95% trong vòng 100 năm qua. Tương lai của những con còn sống bị đe dọa bởi nạn săn trộm, tình trạng phá rừng và biến đổi khí hậu. Những mối đe dọa với đời sống của hổ hoang dã trở nên rõ ràng và nguy hiểm, số lượng hổ trong tự nhiên ước tính chỉ còn khoảng 3.200 cá thể, giảm mạnh so với mức 100.000 năm 1900. Tình trạng săn bắn trộm và mất dần môi trường sống đã tác động đến loài động vật này.
 
Những nỗ lực ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài hổ sẽ được đẩy mạnh trong năm 2010 sau khi Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đưa hổ vào vị trí hàng đầu trong danh sách những loài động vật bị đe dọa. Những nỗ lực ghi nhận được của cộng đồng quốc tế có thể kể đến là những cam kết và ủng hộ của một số quốc gia về bảo vệ hổ, sự thống nhất về [[Ngày Quốc tế Hổ]] như là một biểu tượng, việc thành lập các Dự án hổ, cũng như thành lập khác khu vực bảo tồn hổ ở một số nơi tại các quốc gia. Từ năm 2008 đến nay có hàng trăm vụ buôn bán trái phép hổ được phát hiện và xử lý<ref name="Hổ Việt Nam có thể đã tuyệt chủng">[https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/ho-viet-nam-co-the-da-tuyet-chung-3400071.html Hổ Việt Nam có thể đã tuyệt chủng]</ref>.
 
==Tổng quan==
Dòng 21:
* Theo [[Cơ quan điều tra Môi trường]] (EIA) tại London, chỉ còn lại chưa đến '''4.000''' con hổ tồn tại trong tự nhiên, trong khi săn bắt trộm tại Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua<ref name="giaoducthoidai.vn"/>.
* Theo thông tin của [[Giám đốc về loài của WWF-Greater Me Kong]] thì số lượng hổ còn lại tại 13 quốc gia có hổ thì đến năm 2015 chỉ còn '''3.890''' con<ref>[https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/ho-viet-nam-co-the-da-tuyet-chung-3400071.html]</ref>.
* Theo công bố tại [[Diễn đàn Hổ toàn cầu]] (GTF) diễn ra ở [[New Delhi]] của Ấn Độ vào tháng 4 năm 2016, số lượng cá thể hổ còn sống trên khắp thế giới hiện nay là '''3.890''' con<ref>.[http://dantri.com.vn/doi-song/khoa-than-xuong-duong-de-bao-ve-ho-20160818093658029.htm Khỏa thân xuống đường để… bảo vệ hổ]</ref>.
Các nhà bảo vệ môi trường cho biết chỉ còn vài ngàn con hổ sống ở nơi hoang dã, khó có thể hy vọng đến năm 2022, số lượng hổ toàn cầu đạt trên 6.000 cá thể. Số đang bị nhốt giữ nhiều hơn số này rất nhiều. Quỹ WWF cho rằng nếu không có hành động thì đến năm 2022 sẽ không còn một con hổ hoang nào cả<ref name="ReferenceB"/>. Hổ đã tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên tại Campuchia, Lào và Việt Nam<ref name="Hổ Việt Nam có thể đã tuyệt chủng"/>, trong khi chỉ còn lại khoảng 50 con tại Trung Quốc.
 
Dòng 36:
Nhiều chủ trang trại nuôi hổ có liên quan trực tiếp đến việc cung cấp hổ cho đường dây buôn bán hổ trái phép, nhiều trại hổ khác bị tình nghi là có liên quan đến các hoạt động trái phép liên quan đến hổ. Rất nhiều trong số hàng trăm bộ phận cơ thể hổ bị thu giữ tại châu Á từ những con vật nuôi nhốt, nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan, cho biết các biện pháp được triển khai để ngăn chặn những hoạt động buôn bán phi pháp. Bất chấp các lệnh cấm được quốc tế áp đặt đối với hoạt động buôn bán này, những tuyến biên giới lỏng lẻo giữa Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc giúp những kẻ buôn lậu dễ dàng tuồn các loài động vật. Một khi các bộ phận cơ thể hổ được đưa tới Trung Quốc, món lợi những kẻ buôn bán thu được là rất lớn.
 
Bất chấp một hiệp ước quốc tế được ký năm 2007, cấm việc nuôi hổ để lấy các bộ phận buôn bán và trang trại nuôi hổ phải bị đóng cửa, thực tế lại đang diễn ra theo chiều ngược lại. Hoạt động buôn bán các bộ phận cơ thể hổ nuôi nhốt vẫn gia tăng, trong khi nhu cầu trên chợ đen đối với hổ hoang dã ngày càng cao lên<ref name="m.baophapluat.vn">[http://m.baophapluat.vn/quoc-te/mang-luoi-buon-ho-doi-lot-hoat-dong-bao-ton-hoang-da-280251.html Mạng lưới buôn hổ “đội lốt” hoạt động “bảo tồn hoang dã”]</ref>. Hơn 5.000 con hổ đang sống trong các chuồng cọp tại các "trang trại hổ" ở Trung Quốc. Việc mua bán các bộ phận cơ thể của hổ bị cấm trên toàn thế giới, nhưng những chủ sở hữu các "trang trại" này không đóng cửa trang trại với hy vọng lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ<ref name="ReferenceC">[http://tuoitre.vn/nhung-dieu-thu-vi-ve-loai-ho-ma-ban-co-the-khong-biet-1362478.htm Những điều thú vị về loài hổ mà bạn có thể không biết]</ref>.
 
Các trại nuôi hổ không giúp ích gì cho việc bảo tồn hổ hoang dã mà việc buôn bán các sản phẩm dù hợp pháp hay phi pháp từ các cơ sở đáng sợ này đều đang kích thích nhu cầu thị trường, làm gia tăng hoạt động săn bắt trộm, dẫn tới sự tuyệt chủng của hổ hoang dã. Các nhà hoạt động bảo vệ động vật hy vọng rằng vụ bê bối tại ngôi đền ở Kanchanaburi (Chùa Hổ) tại Thái Lan sẽ có giá trị cảnh tỉnh. Nhưng để chấm dứt hoạt động buôn bán một trong những loài động vật oai vệ nhất thế giới cần phải có một cuộc cách mạng văn hóa khác tại Trung Quốc<ref name="m.baophapluat.vn"/>.
Dòng 70:
[[File:Sariska Tiger Reserve, Alwar.jpg|300px|nhỏ|phải|Khu bảo tồn hổ Sariska ở Ấn Độ]]
[[File:Tiger(Panthera tigris).jpg|300px|nhỏ|phải|Một con hổ tại Sundaban của Ấn Độ]]
Tổ chức [[WWF]] khuyến cáo Chính phủ các quốc gia nằm trong vùng phân bố của loài hổ cần đẩy mạnh cam kết hỗ trợ và đầu tư cho các khu bảo tồn, nhất là khu bảo tồn hổ, trong đó có 3 hành động cần được triển khai sớm là việc xác định và mô tả các điểm cần ưu tiên bảo tồn nhất. Ngăn chặn nạn săn trộm hiệu quả; Đảm bảo các khu bảo tồn có đủ số lượng cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, dày dạn về chuyên môn, đồng thời được trang bị một hệ thống giám sát hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác bảo tồn loài hổ<ref name="WWF kêu gọi đẩy mạnh bảo tồn hổ"/>. Các chính phủ các nước cần đóng vai trò tiên phong trong hành động này, bởi việc bảo tồn loài hổ không còn có thể đợi lâu hơn nữa.
 
Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS, Mỹ) và Đại học Cambridge (Anh) đã tiến hành xác định 42 địa điểm ưu tiên trong cuộc chiến cứu nguy loài hổ thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng. Đây là những khu vực bảo tồn hổ quan trọng trên thế giới thuộc các nước như Nga, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Lào là những nơi số lượng hổ chiếm 70% dân số hổ toàn cầu, việc giữ an toàn các địa điểm trên cho hổ và con của chúng phát triển là công việc khả thi. Mục tiêu lâu dài là bảo tồn mạng lưới cảnh quan rộng lớn của châu Á để giúp hổ tồn tại. Phân tích gen hổ giúp bảo tồn cũng là một giải pháp, các nhà khoa học Hàn Quốc lần đầu tiên đã tiến hành phân tích ADN của hổ trong một dự án nhằm giúp bảo tồn loài thú này<ref name="canthotv.vn"/>.
Dòng 165:
Không giống như thổ dân Soliga, những người sống ở Khu Bảo tồn Hoang dã Bor lại thường gặp rắc rối với hổ như đã có vài người, và một số thú nuôi, đã bị hổ vồ chết. Tuy nhiên, những vụ việc như thế vẫn không khiến cho người dân có thái độ thù địch loài hổ vì những người địa phương theo đạo Hindu do đó tin rằng hổ là con vật chở [[Durga]] là một trong những nữ thần quan trọng nhất trong đạo Hindu. Nhưng bất chấp sự sống chung hòa bình giữa thổ dân và hổ, các bộ tộc này vẫn bị chính quyền Ấn Độ đuổi khỏi những khu vực của họ với lý do là bảo tồn loài hổ hoang dã, việc cho phép các cộng đồng bộ tộc tiếp tục quản lý những vùng đất tổ tiên của họ để lại sẽ đóng góp một phần trong nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã<ref name="Sống chung với hổ để bảo tồn loài"/>.
===Biện pháp===
[[Tối cao Pháp viện Ấn Độ]] từng ra phán quyết cấm du lịch tại những khu bảo tồn hổ ở nước này trong một nỗ lực nhằm bảo vệ loài hổ có nguy cơ [[tuyệt chủng]]. Tòa án này loan báo các biện pháp trừng phạt 6 tiểu bang gồm có: Andhra Pradesh, Arunachal Pradesh, Tamil Nadu, Bihar, Maharashtra và Jharkhand, vì đã không tuân thủ lệnh đã ban hành trước đây, yêu cầu thành lập một vùng trái độn chung quanh môi trường sinh sống của hổ. Tối cao Pháp viện Ấn độ ra phán quyết dựa trên kiến nghị của ông Ajay Dubey, một người Ấn Độ hoạt động bảo vệ môi sinh, tố cáo các tiểu bang đã cho phép các dự án khai thác thương mại kể cả xây cất khách sạn gần khu trung tâm của khu bảo tồn hổ<ref name="ReferenceA"/>.
[[File:Tiger Davidraju 3.jpg|300px|nhỏ|trái|Một con hổ tại Khu bảo tồn thiên nhiên ở Ấn Độ]]
Sau khi nhà chức trách Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời không cho tham quan đến những khu bảo tồn hổ; hàng chục ngàn du khách đang đổ xô đến các khu bảo tồn động vật hoang dã để có dịp nhìn tận mắt giống thú hiếm qu‎ý này. Tất cả 63 căn phòng ở Riverview Retreat, một khu nghỉ mát tại Vườn quốc gia Corbett đều đã được đặt trước, và nhiều chiếc xe jeep đều trong tình trạng sẵn sàng để chở du khách đi thăm dã ngoại những con hổ. Khu công viên này là khu bảo tồn động vật hoang dã lâu đời nhất của Ấn Độ, nằm tại chân dãy núi Himalaya thuộc bang Uttarakhand.
Dòng 212:
Thái Lan là trung tâm buôn lậu động vật hoang dã, tiếp nhận động vật từ châu Phi và các vùng châu Á thông qua Lào, nơi việc chấp pháp yếu, và rồi đi sang Việt Nam và Trung Quốc, những nơi có nhu cầu. Sức ép quốc tế đã buộc giới chức Thái Lan tích cực hơn để ngăn chặn các vụ chuyển hàng nhưng không có mấy nỗ lực phá vỡ các băng nhóm vận hành. Rất ít các vụ bắt giữ diễn ra. Các nhà vận động nói những con hổ được nuôi bị buôn lậu quá dễ vì thiếu quản lý và chấp hành luật pháp. Thật khó để biết xác hổ thuộc hổ nuôi hay hoang dã, nhưng giới chức Thái tin rằng ít nhất 30% số hổ bị buôn là có gốc nuôi nhốt. Thông thường chúng sẽ bị nhấn chìm trong các chuồng đặc biệt để tránh hư hai bộ da có giá trị. Bọn buôn lậu sau đó thả nổi các xác hổ trên sông Mekong từ phía Thái để đồng bọn lấy từ phía Lào<ref name="Nên đóng cửa các trại nuôi hổ">[http://www.bbc.com/vietnamese/world-38037195 Nên đóng cửa các trại nuôi hổ?]</ref>
 
Thái Lan có khoảng 1.450 con hổ bị nuôi nhốt, phần lớn thu hút khách du lịch đến chụp ảnh, chơi đùa với hổ con và hổ mới trưởng thành. Khi những con hổ đến độ tuổi sinh sản, khó có thể chơi đùa một cách an toàn, chúng bị bán vào chợ đen với giá khoảng 50.000USD<ref name="baovemoitruong.org.vn"/>. Năm 2016, ngôi [[Chùa Hổ|đền Hổ]] (Tiger Temple) tại Thái Lan với vụ việc các vị thầy tu tại đây bị buộc tội ngược đãi những con hổ và bán cho thị trường buôn bán động vật hoang dã trái phép. Sau một thập kỷ bị cáo buộc bởi các nhóm bảo vệ động vật về những hành vi độc ác, buôn lậu động vật hoang dã và nuôi hổ sinh sản, ngôi đền đã bị 1.000 cảnh sát, binh sĩ quân đội và nhân viên chính phủ Thái Lan lục soát.
 
Tại đây, hoạt động buôn lậu các bộ phận cơ thể hổ tới thị trường Trung Quốc đã bị phanh phui. Các nhà hoạt động hy vọng vụ bê bối sát hại hổ tại đền thiêng ở Thái Lan sẽ thức tỉnh dư luận thế giới, khi nạn buôn lậu loài vật hoang dã này ngày một nở rộ. Tại [[Kanchanaburi]], những gì được phát hiện đằng sau tầm mắt của du khách đã gây sốc cho ngay cả những nhà điều tra hoạt động buôn bán động vật hoang dã kỳ cựu. Ngoài 137 con hổ sống, họ còn tìm thấy một phòng thí nghiệm, cho thấy các nhà sư đã sử dụng nhiều bộ phận cơ thể hổ để ngâm rượu và bào chế thuốc. Trong một kho lạnh, xác 40 con hổ con đông lạnh được tìm thấy và con phát hiện nhiều da hổ, nhiều tấm da sống và các sản phẩm hoang dã khác, rồi xác hổ con trong ngôi đền bị lục soát<ref name="m.baophapluat.vn"/>
Dòng 233:
Thị trường chủ yếu của trại là Việt Nam và Trung Quốc. Giá một kg hổ trên 1 tạ, bán ngay tại trại hiện giờ là 4.700 Bath (tiền Thái Lan, tương đương khoảng 140 USD). Loại dưới 1 tạ mua nấu cao thì không đến, chỉ khoảng 4.300 bath/kg. Giá hổ móc hàm (làm sạch lòng và nội tạng) là 3,3 triệu/kg, giao tận nơi (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Nếu giao hàng ở Hà Nội, giá là 4 triệu, Con 1 tạ rưỡi thì khoảng 11&nbsp;kg lòng và nội tạng, khoảng 12–13&nbsp;kg lòng. Móc hàm khoảng gần tạ rưỡi<ref name="vietnamnet.vn"/>. Làm thịt một con hổ, lọc bồ xương ra là biết hổ gì rồi. Con hổ rừng nặng 2 tạ, nhưng chỉ có khoảng 12&nbsp;kg lòng, tim phổi… nhưng hổ nhà thì nặng tạ rưỡi cũng có đến 12 - 13 cân lòng<ref name="Xâm nhập đường dây buôn hổ khổng lồ"/>.
 
Ở Lạc Xao có một trang trại nuôi hổ khá lớn, phần nổi là để bảo tồn, nhưng đó là việc hợp pháp hóa các đường dây tuồn hổ tự nhiên từ Thái Lan, Myanmar, và các nước khác về đó tập kết, trước khi vận chuyển vào Việt Nam, từ cuối năm 2016, trại hổ này được xây dựng và có quy mô khoảng vài trăm con, gồm 4 khu nhà kiên cố, tường cao, được chia ô và quây bởi lưới thép B40 giống như chuồng cho thú dữ ở các vườn thú, dù có quy mô lớn như vậy, song hầu như người dân bản địa đều không biết sự tồn tại của trại hổ này<ref name="vtc.vn">[https://vtc.vn/tham-nhap-duong-day-buon-ban-ho-tu-lao-ve-viet-nam-d314759.html Thâm nhập đường dây buôn bán hổ từ Lào về Việt Nam]</ref><ref name="ReferenceD">[http://vietnamnet.vn/psks/201005/Theo-chan-ong-Ba-muoi-xuyen-bien-gioi-913313/ Theo chân ông Ba mươi xuyên biên giới]</ref>.
 
Việc tiêu thụ hổ ở Lào có liên hệ với nhu cầu hổ ở Trung Quốc. Một công ty Hồng Kông đã ký hợp đồng thuê hơn 30 km2 đất tại phía tây bắc tỉnh Bokeo với chính phủ Lào để phát triển Khu Kinh tế Đặc biệt Tam giác vàng này. Các nhà bảo tồn đã nhiều lần nhấn mạnh, sở thú tồi tàn này thực chất là trang trại nuôi thú giết thịt trá hình, là mắt xích quan trọng trong thị trường buôn bán động vật hoang dã. Chúng tiến hành giao dịch hổ với những tổ chức tương tự tại Thái Lan, xẻ thịt thú bất hợp pháp để lấy xương, thịt và nhiều bộ phận khác<ref>[http://vietnamnet.vn/psks/201005/Theo-chan-ong-Ba-muoi-xuyen-bien-gioi-913313/ Theo chân ông Ba mươi xuyên biên giới]<name="ReferenceD"/ref>.
 
Ở Lào có đường dây buôn hổ, các trang trại nuôi nhốt, trung chuyển hổ về Việt Nam qua các cửa khẩu ở Hà Tĩnh. Lào cũng là điểm trung chuyển lớn để vận chuyển hổ vào Việt Nam. Hổ được đưa qua đường biên thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Điện Biên, Sơn La. Hà Tĩnh vẫn luôn là một trong những khu vực nóng bỏng nhất<ref name="vtc.vn"/>. Việt Nam và Trung Quốc là một trong những thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép. Để đáp ứng nhu cầu có thật, các đường dây buôn bán hàng cấm vươn dài qua Lào, Campuchia, Thái Lan, tới tận Myanmar để nhập hổ lậu vào Việt Nam. Việt Nam đã thu giữ một số xác hổ đông lạnh và xương hổ trong vòng 5 năm qua, phần lớn bị nghi có xuất xứ từ Lào (qua đường Nghệ An).
 
Trong thời gian trước đây, ở các tỉnh như Thà Khẹt, Phôn Xa Văn, Bô Ly Khăm Xay hổ được rao bán một cách công khai. Sau này, Cục kiểm lâm trung ương Lào siết chặt quản lý nhưng Lào vẫn là trạm trung chuyển quan trọng để các đường dây tuồn hổ từ Thái Lan, Myanmar và một số nước khác vào Việt Nam, dù vậy, việc vận chuyển hổ hầu về Việt Nam (chuyến “hàng con”) như chỉ gặp trở ngại khi vượt qua cửa khẩu, thường là đi qua đường tiểu ngạch, chỉ khi bị kiểm tra gắt gao mới bị bại lộ<ref name="vtc.vn"/>, nếu không có thù oán với ai, không ai báo chính xác với ban ngành chức năng thì hầu như không bao giờ bị bắt<ref>[http://vietnamnet.vn/psks/201005/Theo-chan-ong-Ba-muoi-xuyen-bien-gioi-913313/ Theo chân ông Ba mươi xuyên biên giới]<name="ReferenceD"/ref>.
 
Tại một hội thảo quốc tế về buôn bán động vật nguy cấp, các quan chức chính phủ Lào đã công nhận nạn nuôi nhốt động vật hoang dã đang gia tăng, và cam kết sẽ đóng cửa các trang trại hổ trong nước. Nhưng các nhóm quốc tế như WWF đang kêu gọi chấm dứt việc nuôi hổ, Chính phủ Lào cam kết sẽ thực hiện<ref name="Nên đóng cửa các trại nuôi hổ"/>. Đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Trong một cuộc họp Cites, đại diện chính phủ Lào đã tuyên bố quyết định đóng cửa các trang trại hổ.
Dòng 250:
Nhưng bức ảnh cuối mà họ chụp được một chú cọp là hồi năm 2007 <ref name="ReferenceB">[https://www.voatiengviet.com/a/cambodia-tiger-02-22-2010-84946462/847948.html Chó đặc nhiệm đánh hơi cọp hoang ở Campuchea]</ref>. Dự án Conservation Canines đã phối hợp với giới kiểm lâm Kampuchea và Quỹ Bảo tồn Dã Sinh Quốc tế WWF nhằm bảo vệ loài cọp hoang. Chương trình Cọp và Rừng Khô thuộc Quỹ Dã Sinh Thế giới tại các quốc gia dọc theo Sông Mekong ở Đông Nam Á. Từ khu rừng được bảo vệ Mondulkiri, phía đông nứơc này. Tại Việt Nam, Lào, và Campuchea, các nhà bảo vệ môi trường ước tính các hoạt động săn bắn và săn trộm đã làm giảm số lượng cọp ở mỗi nước xuống dưới 30 con.
 
Rừng Mondulkiri của Campuchea từng rất giàu về động vật hoang dã, kể cả loài hổ, nhưng các hoạt động săn bắn và săn trộm đã xoá sạch gần hết thú hoang dã ở đây, và giết hại hầu hết các chúa tể sơn lâm. Những binh sĩ theo quân cộng sản Khmer Đỏ hồi đầu thập niên 1980 từng giết thú hoang dã để ăn thịt cũng như để mua bán, trong đó có một cá nhân giết đến 14 con hổ. Thời quân đội Khmer Đỏ, có rất nhiều thú hoang dã, nhưng sau đó thì dần dần ít đi, sau khi có nhiều nhân viên bảo vệ thú hoang dã thì dường như con số động vật hoang dã đang tăng dần lên.
 
Tại Kampuchea, người ta hy vọng rằng một cặp chó đặc nhiệm từ Hoa Kỳ có thể giúp cứu nguy cho loài cọp. Tại khu rừng được bảo vệ Mondulkiri phía đông Campuchea, giới bảo vệ môi trường đã mang về các “chuyên gia” đặc biệt để tìm số cọp ít ỏi còn sót lại là hai con chó mực, thuộc giống [[Labrador|chó săn Labrador]]. Chúng thuộc một dự án mang tên ''Conservation Canines'' của trừơng đại học Washington ở Mỹ, huấn luyện cho chó đánh hơi chất thải của động vật hoang dã, hay còn được gọi là “scat” các chú khuyển này tinh nhanh hơn các nhà nghiên cứu trong việc tìm ra “scat” của cọp. Những người huấn luyện ghi chú địa điểm tìm ra “scat” và lấy một ít làm mẫu để phân tích xác định xem có phải của một con cọp hay không, đồng thời cũng xem xét được tình trạng sức khoẻ của nó, có thể khám phá được rất nhiều điều từ phân của động vật, có thể thấy được mức độ hormone, các dữ liệu về sinh lý, cũng như tình trạng bệnh lý. Và tất cả những điều này gộp lại sẽ cho biết tình trạng sức khoẻ tổng quát của quần thể này<ref name="ReferenceB"/>.
Dòng 258:
Việt Nam là một trong các khu vực có đa dạng sinh học cao trên thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu, có giá trị và là một trong 13 quốc gia hiện nay còn có hổ sinh sống trong tự nhiên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, các nguồn tài nguyên quý giá của tự nhiên dần bị cạn kiệt, nhiều loài động vật, thực vật hoang dã trở lên nguy cấp và bị đe dọa tuyệt chủng, đặc biệt là các loài thú lớn trong số đó có loài hổ thuộc phân loài [[hổ Đông Dương]] ([[Panthera tigris corbettii]]). Hơn 30 năm qua, quần thể hổ của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã bị suy giảm nghiêm trọng.
 
Hổ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là sự thật hiện hữu, báo cáo quốc gia về bảo tồn hổ năm 2009 báo động, quần thể hổ ở Việt Nam đang suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng trong 10 năm tới<ref name="Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng">[http://m.anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/loai-ho-o-viet-nam-sap-tuyet-chung/369018.antd Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng]</ref>. Trong khi đó, các hoạt động buôn bán hổ trái phép tại Việt Nam đang phát triển dưới các loại hình kinh doanh hợp pháp, hổ hoang dã ở Việt Nam ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng thì tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển hổ ngày một gia tăng. Nhu cầu sử dụng lớn, lợi nhuận cao khiến loài hổ đang dường như chỉ còn tồn tại trên sách báo, tranh ảnh, nguy cơ tuyệt chủng đã hiện hữu<ref name="Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng"/>.
 
===Tình hình===
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở về trước, hổ Việt Nam phân bố ở khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và cả hải đảo. Những nơi nổi tiếng có nhiều hổ là [[Ba Chẽ]] (Quảng Ninh), [[Quản Bạ]] (Hà Giang), [[Dốc Cun]] (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa (cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận<ref>[http://thanhnien.vn/van-hoa/ly-ky-chuyen-cop-thoat-khoi-nanh-cop-629997.html Ly kỳ chuyện thoát khỏi nanh cọp]</ref>), KBang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum)<ref name="Bảo tồn hổ ở Việt Nam">[http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/News/So-5/Bao_ton_ho_o_Viet_Nam/ Bảo tồn hổ ở Việt Nam]</ref>, hổ ở miền Nam còn xuất hiện nhiều ở U Minh, Cà Mau, Gia Định.
 
Ngày đó, hổ báo ở rừng [[Yên Tử]] rất nhiều, nên chuyện săn hổ, bẫy hổ như bẫy mèo rừng, trong rừng Yên Tử hổ trong vùng rất nhiều, thường xuyên về làng bắt trâu, bò, lợn, dê của dân<ref>http://www.vtc.vn/bi-an-chuyen-rua-nang-hang-tan-nuot-ca-nguoi-o-bac-giang-d257675.html</ref>. Ở rừng [[Tuyên Quang]] vẫn còn hổ dùng cao hổ nuôi của Thái Lan, Lào, nhưng thấy chất lượng kém, nên chỉ chuộng hổ hoang dã, nên chi phí cho thợ săn còn tốn kém hơn cả việc mua thẳng con hổ. Tuyên Quang, có cái dự án bảo vệ voọc, nên không vào rừng săn hổ được nữa, chẳng mấy khi nghe kể về cọp hoang dã. Loài vật ấy cứ như thể đã đi vào truyền thuyết rồi<ref name="ReferenceE">[http://www.vtc.vn/phat-hien-chan-dong-o-tuyen-quang-dan-ho-hoang-da-song-canh-dan-d199823.html Phát hiện chấn động ở Tuyên Quang: Hổ sống cạnh dân]</ref>.
 
Trong đại ngàn nghiến trên dãy đá vôi thuộc xã Thượng Lâm và Khuôn Hà trước đây, thú rừng nhiều, nên nhiều người chỉ xách súng vào rừng là có cái ăn, vì con người phá rừng làm nương, chiếm mất chỗ ở của cọp, rồi săn bắn thú cướp mất mồi ăn của chúng, nên chúng nổi điên mà trả thù con người. Thời điểm đó, cứ lúc sáng tinh sương và chiều xuống, là cọp mò về bản dọa người, rình bắt thú. Những gia đình mất trâu, bò một cách bí ẩn. Người Tày ở đây thường thả rông trâu, bò trong rừng, vài ngày mới vào rừng cho ăn muối để chúng nhớ vị mặn mà không đi xa. Thế nhưng, đàn trâu, bò cứ hao hụt dần vì cọp. Lần mò trong rừng tìm kiếm, chỉ nhận được xác trâu, bò đã phân hủy, hoặc bị mất bộ lòng, toàn bộ thịt phần đùi, mông. Nhìn cái cách ăn đó, ai cũng biết thủ phạm là hổ<ref name="ReferenceF">[http://www.vtc.vn/tuyen-quang-ho-du-tra-thu-tan-khoc-khien-30-con-de-mat-mang-d200131.html Hổ dữ trả thù tàn khốc khiến 30 con dê mất mạng - Kỳ 2: Sự trả thù tàn khốc của đàn hổ]</ref>.
 
Hơn 30 năm qua, quần thể hổ của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Tại Việt Nam số lượng này chỉ còn khoảng 30 cá thể hổ trong tự nhiên và càng giảm mạnh. Trong 15 năm qua, quần thể hổ ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia có hổ phân bố bị giảm đi đáng kể do nạn săn bắt, thu hẹp môi trường sống và suy giảm nguồn thức ăn, hổ Đông dương đang phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt và xuống cấp nghiêm trọng. Số lượng hổ hoang dã của Việt Nam đã suy giảm đến mức độ nghiêm trọng.
 
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho thấy, tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam) vẫn có dấu vết chứng tỏ hổ còn tồn tại, nhưng khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thì không còn bất kỳ dấu vết gì của hổ. Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. So với những năm 1970, số lượng hổ đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu.
===Thống kê===
Thông tin từ Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết trên thế giới chỉ còn khoảng 1.700 đến 2.000 cá thể hổ Đông Dương. Hổ Đông Dương trước đây sinh sản được trong môi trường khá rộng, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Cho đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra quy mô cụ thể nào để thống kê chính xác số hổ còn trong tự nhiên ở Việt Nam, những số liệu chung nhất đưa ra thì Việt Nam chỉ còn khoảng từ 30-50 cá thể hổ hoang dã trong tự nhiên:
Dòng 277:
* Theo báo cáo của [[Bộ Tài nguyên và Môi trường]], số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28-47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên<ref name="WWF kêu gọi đẩy mạnh bảo tồn hổ"/>.
* Theo thống kê của [[Chính phủ Việt Nam]], số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng từ 28 đến 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do hai mối đe doạ lớn đó là bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Hổ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên<ref name="mnews.chinhphu.vn">[http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?did=136184 Đề xuất chương trình quốc gia về bảo tồn hổ]</ref>
* Theo ghi nhận trong báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại diễn đàn Hổ năm 2004, hổ Việt Nam chỉ còn ở 17 tỉnh và đang phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt và xuống cấp nghiêm trọng. Ước tính ở Việt Nam hiện nay có ít hơn 50 cá thể ngoài tự nhiên và theo các chuyên gia bảo tồn nhận định đến năm 2015 phân loài hổ Đông Dương có thể biến mất nhanh hơn bất kỳ một phân loài hổ nào khác<ref name="Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng"/>.
* Số liệu thống kê của [[Cục Cảnh sát môi trường]] thuộc [[Bộ Công an Việt Nam]] cho thấy, hiện Việt Nam chỉ còn 95 cá thể hổ đang được nuôi nhốt trong các trang trại, vườn thú và rạp xiếc<ref name="Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng"/>.
* Theo báo cáo quốc gia về bảo tồn hổ năm 2009 thì Việt Nam hiện chỉ còn không quá 30 đến 50 cá thể hổ, ngoài tự nhiên, ở sâu trong các cánh rừng từ Bắc vào Nam, số liệu trên chỉ là ước đoán<ref name="Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng"/>, trong đó chỉ còn khoảng dưới 30 cá thể hổ hoang dã đang phân bố rải rác ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn, chủ yếu ở khu vực biên giới các tỉnh miền Trung<ref name="CHIẾN DỊCH BẢO VỆ HỔ"/>.
Dòng 284:
* Theo điều tra của ENV, số lượng hổ bị nuôi nhốt trong các vườn thú và trang trại tư nhân trong những năm gần đây đã tăng vọt từ 81 cá thể (vào năm 2010) lên tới 179 cá thể (vào năm 2015)<ref name="baodatviet.vn">[http://baodatviet.vn/khoa-hoc/su-kien/vo-doi-tuong-buon-ho-duoc-cap-phep-nuoi-ho-bao-ton-3305047/ Vợ đối tượng buôn hổ được cấp phép nuôi hổ bảo tồn]</ref>, nhưng ENV không hề đánh giá cao tình hình này.
* Theo thống kê từ các Chi cục Kiểm lâm vào năm 2001 dự đoán quần thể hổ ở Việt Nam có trên 100 cá thể. Chúng phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt. Một số địa phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Quảng Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5 cá thể. Với quần thể quá nhỏ như vậy thì sự suy thoái về di truyền của hổ Đông dương Việt Nam là không thể tránh khỏi<ref name="Bảo tồn hổ ở Việt Nam"/>.
* Trước đây, các nhà khoa học tự nhiên dự đoán rằng, ở Việt Nam còn khoảng 200 con hổ hoang dã, nhưng lúc chúng ở Việt Nam, lúc di cư sang Lào, hiện không ai có thể đưa ra được con số dự đoán về hổ hoang dã. Có thể chẳng còn con nào ở Việt Nam cả, ở vùng giáp biên với Lào, thi thoảng có hổ từ rừng Lào rẽ sang lãnh thổ Việt Nam du ngoạn, khắp rừng Mường Nhé<ref>[http://www.vtc.vn/phat-hien-chan-dong-o-tuyen-quang-dan-ho-hoang-da-song-canh-dan-d199823.html Phát hiện chấn động ở Tuyên Quang: Hổ sống cạnh dân]<name="ReferenceE"/ref>.
 
===Nguyên nhân===
Dòng 384:
ENV phối hợp khá chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong vụ việc này nên họ đã cung cấp thông tin là lời khai nhận của đối tượng về 2 cá thể hổ đông lạnh bị tịch thu có nguồn gốc từ cơ sở nuôi nhốt hổ. Từ vụ việc này, có 3 đối tượng đã bị bắt giam. ENV đã đề nghị tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở nuôi nhốt hổ, làm rõ những hoạt động bất hợp pháp đã và đang diễn ra ở đây, không tiếp tục gia hạn hoặc cấp mới giấy chứng nhận nuôi nhốt hổ cho cơ sở này<ref name="m.danviet.vn"/>. Khi ENV kiến nghị với các nội dung, một số cơ quan kiểm tra cơ sở nuôi nhốt hổ theo đề xuất của ENV<ref name="m.danviet.vn"/>. Sau hàng loạt những điểm bất thường trên thì dư luận đặt ra nghi vấn về việc cơ sở nuôi nhốt hổ thực chất chỉ đóng vai trò vỏ bọc cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hổ và các loài động vật hoang dã khác mà không hề phục vụ mục đích nuôi thí điểm, bảo tồn hổ như gia đình đã đặt ra trước đó<ref name="antt.vn"/>.
===Dấu vết===
Công tác bảo tồn tại Việt Nam cũng ghi nhận một số kết quả khi có những bằng chứng cho thấy giai đoạn gần đây, loài hổ đã xuất hiện trở lại. Từng có sự kiện một chiếc bẫy ảnh đã chụp được bóng dáng một con cọp ở Mường Lát, Thanh Hóa, trong một khu bảo tồn chấn động Việt Nam, các nhà khoa học quốc tế cũng đến Việt Nam để tận mắt bức ảnh, rồi luồn rừng tìm xem có thấy dấu chân hổ<ref>[http://www.vtc.vn/phat-hien-chan-dong-o-tuyen-quang-dan-ho-hoang-da-song-canh-dan-d199823.html Phát hiện chấn động ở Tuyên Quang: Hổ sống cạnh dân]<name="ReferenceE"/ref>. Những phát hiện khác là ở thung lũng Nghiều Lài, cách bản Nà Tông của xã Thượng Lâm, Lâm Bình, Tuyên Quang, ngay lối đi, nơi phát hiện những dấu chân hổ, còn có vết móng hổ cào vào đá<ref name="Kỳ 5 kỳ cuối: Tận mắt vết chân hổ">[http://www.vtc.vn/phat-hien-ho-o-tuyen-quang-tan-mat-dau-chan-vet-cao-cua-cop-d201168.html Kỳ 5 (kỳ cuối): Tận mắt vết chân hổ ]</ref>.
 
Trong đại ngàn nghiến trên dãy đá vôi thuộc xã Thượng Lâm và Khuôn Hà vẫn còn một đàn hổ, ít nhất phải 4-5 con. Hổ hoang dã là loài vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nhìn dấu chân, dấu vết cắn, cào trên con mồi, đã biết là hổ. Đàn hổ này giáp mặt nhiều lần với nhân chứng, cả tận mắt, lẫn thấy dấu chân, thấy con mồi ăn dở<ref>[http://www.vtc.vn/tuyen-quang-ho-du-tra-thu-tan-khoc-khien-30-con-de-mat-mang-d200131.html Hổ dữ trả thù tàn khốc khiến 30 con dê mất mạng - Kỳ 2: Sự trả thù tàn khốc của đàn hổ]<name="ReferenceF"/ref>. Những đồn đoán cho biết có đàn hổ trú ngụ trong rừng nghiến, đi qua những vách đá, men theo thung lũng Nghiều Lài, về phía thung lũng Hoong Khạo thuộc xã Khuôn Hà, nơi có những núi đá, rừng nghiến hoang vu, không có bóng người qua lại, có thể bầy hổ đang trú ngụ ở những khe núi giáp ranh hai xã Thượng Lâm và Khuôn Hà vì khu vực này rừng rú âm u, hoang rậm, ít ai dám vào<ref name="Kỳ 5 kỳ cuối: Tận mắt vết chân hổ"/>.
 
Có nhân chứng ở vùng Thượng Lâm của Tuyên Quang gặp hổ trước mặt cách khoảng 50m, thấy con hổ vằn to bằng con bê, đang đứng bên suối, nhẩn nha uống nước, rồi nhảy phóc vào rừng, những đám cây rung nhẹ và bóng dáng con hổ cũng mất hút, bên bờ con suối nhỏ, hiện trường chỉ có những dấu chân to bằng miệng bát tô loại nhỏ, dấu chân vẫn còn rất rõ, là vết nó nhảy từ bên này suối sang bên kia, in sâu vào lòng đất<ref name="Kỳ 5 kỳ cuối: Tận mắt vết chân hổ"/>, nhân chứng khác ở xã Khuôn Hà cho biết gặp hổ cách chừng 20m, là con hổ vằn, to như con bê, đứng bên tảng đá mép hồ, đầu chúi xuống, nhìn gườm gườm, nó tiếp tục uống nước, rồi đi một vòng quanh túp lều, đạp đổ cả lọ nhớt, dẫm lên nhớt rồi lững thững đi vào rừng sâu. Sau đó, chỉ có ban ngày người dân mới dám sang xã này để kiểm đếm dê, bò, đêm thì về Thượng Lâm ngủ, không dám ở túp lều bên kia hồ dù con hổ này chưa bắt dê, bò nhà lần nào<ref>[http://www.vtc.vn/phat-hien-chan-dong-o-tuyen-quang-dan-ho-hoang-da-song-canh-dan-d199823.html Phát hiện chấn động ở Tuyên Quang – Đàn hổ hoang dã sống cạnh dân-Kỳ 1: Người lái đò giáp mặt hổ]</ref>.
 
Tại đỉnh Giang Chí cao hơn 2.000m là nóc nhà của tỉnh Tuyên Quang hiểm trở, một số người đi rừng kể rằng, hổ từng tìm lên tận nơi đó, nhiều vết cào vào đất, đá xuất hiện, nhưng lại có người khẳng định đó là vết cào của loài báo vì loài báo còn khá nhiều ở đại ngàn Lâm Bình<ref name="Kỳ 5 kỳ cuối: Tận mắt vết chân hổ"/>. Có nhân chứng tại đây cho biết rằng trong rừng còn hổ, nhưng thi thoảng chúng mới xuất hiện qua tiếng gầm, hoặc những dấu vết đi lại trong rừng. Lần hổ xuất hiện gần nhất là ở ngay mảnh đất trước nhà khi nghe tiếng cây rừng xao động, tiếng lợn rừng kêu, con lợn rừng chạy từ rừng vào mảnh nương nhà với bộ dạng hốt hoảng, mình đầy thương tích thì bị một con hổ to xông đến, quắp con lợn rừng tha đi. Mấy ngày sau, thấy đại ngàn yên ả, người dân mới dám ra khỏi nhà, lần vào bìa rừng, thấy bãi phân hổ, lẫn với những đoạn xương cứng vì loài hổ háu ăn, nuốt cả xương, nhưng không tiêu hóa được, nên lại đại tiện thải xương ra ngoài<ref name="Kỳ 5 kỳ cuối: Tận mắt vết chân hổ"/>.
Dòng 396:
Có câu chuyện về một thợ săn bắn rơi con voọc, thì con hổ to tướng xông đến quắp xác con voọc tha đi mất, hai người vào Lũng Chuột ở Tuyên Quang, phục kích dưới chân núi để bắn voọc lấy thịt nấu giả cầy và dùng xương nấu cao vì chiều nào đàn voọc cũng về hang trú ngụ, nên từ trưa, trèo lên vách đá, khoảng 5 giờ chiều thì đàn voọc ríu rít kéo nhau về. Chúng chuyền cành trên vách đá làm náo động cả khu rừng, khi một con voọc trúng đạn rơi xuống sườn núi thì từ phía con voọc rơi xuống, cây cối xao động, nhân chứng rùng mình khi thấy cọp xám to như bò, cắn con voọc trên miệng, phốc một cái, con cọp biến mất trong cánh rừng rậm rạp, nhân chứng chờn chợn, không dám đuổi theo con hổ. Hôm sau, mò vào rừng lần theo dấu chân hổ thì thấy trong khe núi cách Lũng Chuột độ 500m, dấu tích máu me, lông lá và vài mẩu xương voọc vẫn còn đó. Con cọp đã tha xác con voọc đến địa điểm đó và ăn sạch, con voọc nặng độ 10&nbsp;kg, nên chỉ đủ một bữa cho hổ xám<ref>[http://www.vtc.vn/phat-hien-ho-o-tuyen-quang-ho-cuop-xac-vooc-truoc-mat-tho-san-d200241.html Kỳ 2: Hổ cướp xác voọc trước mắt thợ săn]</ref>.
 
Đã có nhiều người báo cáo với kiểm lâm rằng đã tận mắt nhìn thấy hổ về các bản quanh rừng Huổi Luông, họ cho biết năm nào hổ cũng về bản Púm bắt trâu bò, bản Púm, xã Pha Khinh (Quỳnh Nhai, Sơn La), đất Sơn La không còn hổ, nhưng, chuyện người dân ở đất Quỳnh Nhai khắp nơi đều kể về hổ Có vị Trưởng bản không tìm thấy con trâu mộng và tìm xung quanh mà vẫn không thấy. Khi thấy dấu chân lằn sâu xuống lớp mùn to bằng miệng cái bát ăn cơm lẫn với vết kéo con trâu tướp cỏ, ai cũng sợ hãi vì biết rằng chúa sơn lâm đã về bắt trâu. Họ còn phát hiện ra một loạt dấu chân nhỏ hơn cũng hướng về phía rừng sâu, như vậy đã có hai con hổ tha con trâu của vào rừng.
 
Mọi năm chỉ mất nghé, năm nay mất con trâu mộng vì hai con hổ, trung bình mỗi năm bản Púm mất 20 con trâu, bò, nghé vì chó sói và hổ. Tuy nhiên, hai “ông hổ” này hiền lắm, chưa tấn công người bao giờ. Mỗi năm, hai “ông hổ” thường về bản 1-2 lần, vào tháng 7 hoặc tháng 8 và chỉ bắt trâu bò vào những đêm trăng xế, sau 12 giờ đêm. Hai con hổ này thường đi cùng nhau và chúng cứ lang thang hết vùng rừng này đến vùng rừng khác. Thi thoảng, dân bản ở Pha Khinh, Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khay, Mường Chiên những xã ven rừng Huổi Luông mênh mông lại gặp những dấu chân hổ về nương rẫy. Nếu trâu bò đột nhiên mất tích, lại phát hiện thấy vết chân hổ thì chỉ than thở<ref name="ReferenceG">[http://www.vtc.vn/bi-an-ho-khong-lo-trong-dai-ngan-ben-ho-thuy-dien-son-la-d233701.html Bí ẩn hổ khổng lồ trong đại ngàn bên hồ thủy điện Sơn La: Kỳ 1: Hổ sói thi nhau bắt trâu bò]</ref>.
 
Người dân bản Púm, xã Pha Khinh vẫn nhắc đến đêm hổ về bản cách đây 15 năm, một đám thợ săn người Mông ở Mường Giôn đi săn tê tê trong rừng Huổi Luông, chỗ giáp với bản Púm đã phát hiện ra hang ổ của chúa sơn lâm, chỗ từng có dấu chân hổ. Trong ổ có hai chú hổ con mới sinh. Hổ mẹ và hổ bố đi kiếm mồi chưa về. Đám người Mông này đã bắt hai chú hổ con rồi cắt ngang núi Pú Cô, vòng qua bản Púm xuôi về đường Thuận Châu. Đêm đó, trăng lên, hổ bố và hổ mẹ quần thảo dưới chân núi Pú Cô, gầm thét điên cuồng. Chúng lao cả vào gầm nhà sàn của một số hộ nằm ngay chân núi để phá phách, tấn công trâu bò. Nhà nào cũng cửa kín then cài, nín thở lo lắng. Đến gần sáng chúng mới bỏ đi, tiếng gầm gừ cũng nhỏ dần, ai oán. Sau lần ấy, người dân Pha Khinh gọi hổ bằng “ông hổ” <ref>[http://www.vtc.vn/bi-an-ho-khong-lo-trong-dai-ngan-ben-ho-thuy-dien-son-la-d233701.html Bí ẩn hổ khổng lồ trong đại ngàn bên hồ thủy điện Sơn La: Kỳ 1: Hổ sói thi nhau bắt trâu bò]<name="ReferenceG"/ref>.
 
Chuyện hổ xuất hiện ở rừng Huổi Luông (Quỳnh Nhai, Sơn La) rất lạ, khó có thể tin rừng Việt Nam vẫn còn hổ hoang dã. Tuy nhiên, việc hổ ăn thịt trâu, bò nhiều người chứng kiến và được nghe nhiều chuyện về hổ. Nhiều người cho rằng, cùng là đàn hổ, nhưng chúng di cư đến những địa bàn trên, từng có nhóm người Mông ở Mù Cang Chải bắt được hổ con nặng 10&nbsp;kg. Sự việc xôn xao, dân buôn và sưu tầm thú quý hiếm khắp vùng đổ về, đang thỏa thuận mua bán thì kiểm lâm ập đến, cả đám người Mông vác hổ con bỏ chạy<ref name="ReferenceH">[http://www.vtc.vn/ho-khong-lo-giet-lon-rung-doc-chiec-va-dan-ban-duoc-bua-no-d234225.html Kỳ 2 (kỳ cuối): Hổ khổng lồ giết lợn rừng độc chiếc]</ref> Hiện ở Quỳnh Nhai có phỏng đoán còn ít nhất hai con hổ, một con rất lớn và một con nhỏ hơn.
 
Đã có nhiều người báo cáo với kiểm lâm rằng đã tận mắt nhìn thấy hổ về các bản quanh rừng Huổi Luông. Người dân quanh rừng Huổi Luông rào gậm nhà sàn rất kín để nhốt thú nuôi vì sợ hổ, chó sói bắt trộm. Rừng ở Quỳnh Nhai nổi tiếng vì còn rất nhiều tê tê, gấu, rắn chúa, chó sói, lợn rừng tuy nhiên, hổ thì không còn nhiều, mặc dù cách đây 20 năm, hổ là loài khá phổ biến ở đây. Đồng bào ở Quỳnh Nhai từ xưa đến nay vẫn rất bức xúc vì nạn chó sói và hổ về bắt trâu bò. Mỗi năm đồng bào ở Quỳnh Nhai mất trung bình 50 con trâu bò vì chó sói và hổ. Mấy năm gần đây không thấy hổ về bản tấn công trâu bò, mà chủ yếu nó ăn lại con mồi đã chết do chó sói tấn công<ref>[http://www.vtc.vn/bi-an-ho-khong-lo-trong-dai-ngan-ben-ho-thuy-dien-son-la-d233701.html Bí ẩn hổ khổng lồ trong đại ngàn bên hồ thủy điện Sơn La: Kỳ 1: Hổ sói thi nhau bắt trâu bò]<name="ReferenceG"/ref>.
 
Hiện nay ở đại ngàn Sơn La hàng chục năm nay ít nghe đến chuyện hổ, chẳng mấy ai thấy dấu hiệu của loài chúa sơn lâm, nhưng người Mông ở bản Tốc Tát Trên lại thường được nghe tiếng hổ [[gầm]], nên tiếng hổ gầm thế nào, dấu chân hổ ra sao nhiều người có kinh nghiệm đều biết<ref>[http://www.vtc.vn/ho-khong-lo-giet-lon-rung-doc-chiec-va-dan-ban-duoc-bua-no-d234225.html Kỳ 2 (kỳ cuối): Hổ khổng lồ giết lợn rừng độc chiếc và dân bản được bữa no]</ref>. Có thời điểm, hổ khổng lồ xuất hiện ở Lục Yên, có lúc ở rừng Văn Chấn, Trạm Tấu, có lúc ở Mù Cang Chải. Những huyện này đều nằm ở phần đuôi của dãy Hoàng Liên Sơn, rừng rậm hoang vu, mà hổ là loài di chuyển liên tục, nên có thể bắt gặp ở nhiều nơi. Dấu hiệu để nhận biết là những tiếng gầm, dấu chân, và đặc biệt là hiện tượng mất thú nuôi, thời gian gần đây, hổ xuất hiện ở khu rừng thuộc huyện Mường La, giáp với Quỳnh Nhai của Sơn La và Mù Cang Chải của Yên Bái ở bản Tốc Tát Trên, thuộc xã Chiềng Công (Mường La)<ref>[http://www.vtc.vn/ho-khong-lo-giet-lon-rung-doc-chiec-va-dan-ban-duoc-bua-no-d234225.html Kỳ 2 (kỳ cuối): Hổ khổng lồ giết lợn rừng độc chiếc]<name="ReferenceH"/ref>.
 
Vào năm 2009, ghi nhận về việc hổ xuất hiện tại Lâm Đồng. Có hai con cọp, một lớn một nhỏ, khoảng một tuần nay thường xuất hiện gần khu dân cư thôn 3, xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, vồ gia súc nuôi thả rông ăn thịt, người dân bị mất dê, bò, lợn thả rông, đi tìm thì phát hiện những phần thịt rải rác các nơi và có nhiều dấu chân giống như chân cọp, căn cứ vào dấu chân để lại, xác định có hai con, một lớn một nhỏ. Trong khu rừng rộng 72.000 ha Vườn quốc gia Cát Tiên vẫn còn cọp sinh sống, chưa có nghiên cứu hay thống kê về số lượng, sinh sản cũng như chưa ghi nhận trường hợp tấn công người hay gia súc<ref>[https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nghi-cop-xuat-hien-o-lam-dong-2140068.html Nghi cọp xuất hiện ở Lâm Đồng]</ref>.