Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của Cẩm Lan quay đầu về với "chính nghĩa quốc gia" (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Bonthefox3
Thẻ: Lùi tất cả
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 129:
{{Các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất}}
 
'''Chiến tranh thế giới thứ nhất''', còn được gọi là '''Đại chiến thế giới lần thứ nhất''', '''Đệ Nhất thế chiến''' hay '''Thế chiến 1''', diễn ra từ 28 tháng 7 năm [[1914]] đến 11 tháng 11 năm [[1918]], là một trong những cuộc [[chiến tranh]] quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].
 
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong [[lịch sử thế giới]].<ref name="Tucker123"/> Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp [[châu Âu]] và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và [[Bắc Mỹ]] vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới, đồng thời sự phát triển của kỹ nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả của [[không quân]] và [[xe tăng]] trong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.<ref name="Romano161">Michael J. Romano, ''CliffsAP European History'', trang 161</ref><ref>[[David William Fraser|David Fraser]], ''The Grenadier Guards'', trang 22</ref> ''Chiến tranh chiến hào'' gắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.<ref>Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, ''World War I: encyclopedia'', Tập 1, trang 1175</ref>
Dòng 149:
== Quy mô, tính chất ==
[[Tập tin:Map 1914 WWI Alliances.jpg|nhỏ|phải|400px|Các nước tham chiến tại châu Âu. Hình dáng tiểu bang [[Illinois]] nằm ở bên trái để có thể so sánh diện tích.<br />{{legend|#f3514f|Khối Trung tâm (Central Powers)}}{{legend|#79ee7b|Khối Liên minh (Entente Powers)}}{{legend|#f7f260|Các nước trung lập}}]]
Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu [[chiến tranh toàn diện|chiến tranh tổng lực]], [[chiến tranh toàn diện]]. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt [[kinh tế]] của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách [[tiềm lực kinh tế]] và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệt quân đội Đức vẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vì xã hội kiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – một kiểu [[chiến tranh tiêu hao]] với cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.
 
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo một kiểu [[chiến lược]] [[chiến tranh hiện đại]]. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo [[liên minh]] nhiều nước như [[Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha]], [[Chiến tranh Kế vị Áo]], [[Chiến tranh Bảy năm]], [[Các cuộc chiến tranh của Napoléon|Chiến tranh Napoléon]], v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào một hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1–2 ngày tại một điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thời [[Napoléon Bonaparte|Napoléon I]]). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.
Dòng 348:
==== Cuộc tấn công mùa xuân của Đức ====
* {{chính|Tổng tấn công Mùa xuân 1918‎}}
Việc Nga rút khỏi chiến tranh khiến mặt trận phía Đông biến mất, điều này cho phép Đức có thể rảnh tay rút về một lực lượng quân đội lớn để chi viện cho mặt trận phía Tây. Với gần 1 triệu quân Đức đã được chuyển từ phía Đông để tăng viện cho mặt trận phía Tây, Bộ Tổng tham mưu Đức trù tính một trận tổng tấn công thắng lợi trước khi quân đội Hoa Kỳ có thể kịp triển khai.
 
Kế hoạch của Đức là đánh vào tuyến phân chia của quân Anh và Pháp tại đầu mối đường sắt [[Amiens]] (chiến dịch Michael) chiến dịch bắt đầu [[21 tháng 3]] năm [[1918]]. Khác với mọi chiến dịch tấn công trước đây, lần này quân Đức áp dụng chiến thuật [[bộ binh xung kích]] và thành công lớn, tiến nhanh mạnh về phía trước 60&nbsp;km. Thủ đô [[Paris]] bị uy hiếp, thậm chí vua [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] công bố ngày [[24 tháng 3]] là ngày hội quốc gia, nhiều người Đức đã thấy thắng lợi đến gần. Tuy nhiên sau những trận đánh ác liệt và với việc quân Mỹ tham chiến, quân Đức đã bị chặn đứng với thương vong trong khoảng tháng ba và tháng tư là gần 30 vạn người.