Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc di cư Việt Nam (1954)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 58.187.170.137 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 4:
==Bối cảnh==
{{chính|Hiệp định Genève, 1954}}
Sau [[chiến dịch Điện Biên Phủ|trận Điện Biên Phủ]], [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] được ký kết giữa [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và [[Pháp]], tạm thời chia đôi [[Việt Nam]] thành hai vùng tập trung quân sự tại [[vĩ tuyến 17 Bắc|vĩ tuyến 17]]. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền [[Liên hiệp Pháp]] được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày [[20 tháng 7]] năm [[1956]]. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày,<ref>[http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiLieu/0810NhinLaiCuocDiCu5455.htm Nhìn lại cuộc Di cư...]</ref> còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.<ref name="Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội">[http://www.hmu.edu.vn/tiengviet/lichsu/lichsu.html Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội]</ref>
 
Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nước [[Ấn Độ]], [[Ba Lan]], và [[Canada]].
Dòng 65:
====Giai đoạn tạm cư====
 
Số người di cư tạm trú ở nhiều trại tạm cư trong vùng Sài Gòn. Kế hoạch định cư tính từng nhóm 1000 đến 3000 người để đưa về quê. Dân miền biển làm [[ngư nghiệp|nghề cá]] thì chuyển ra vùng duyên hải. Chính phủ Hoa Kỳ trích một số tiền viện trợ qua cơ quan USOM mua nông cụ, trâu bò và một số vật liệu xây cất để giúp người di cư, tập trung ở vùng [[Thốt Nốt|Cái Sắn]]. Trong hai năm ngân sách là 93 triệu [[Mỹ kim]] với 77.000 [[ha]] khai phá được chuyển cho 100.000 dân di cư đến canh tác. Tính đến giữa năm 1957 thì đã lập nên 319 làng di cư làm nơi định cư cho khoảng 450.000 người. Số còn lại hòa mình vào Đô thành Sài Gòn.<ref>Dacy, Douglas. ''Foreign aid, war, and economic development: South Vietnam, 1955-1975''. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 1986. Tr 2-3</ref>
 
Việc chỉ có 300 ngày để di cư trong khi số lượng người di cư rất lớn khiến chính quyền Ngô Đình Diệm phải xây 42 trung tâm tạm cư. Các trạm này sử dụng các công trình công cộng có sẵn như trại lính Pháp, nhà thờ, một số trường dòng. Hàng ngàn người đã ở trong các lều tạm ở sân bay Tân Sơn Nhất và trường đua Phú Thọ