Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô giải thể”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: xoay sở → xoay xở using AWB
n replaced: → (16) using AWB
Dòng 15:
[[Hình:USSR Republics Numbered Alphabetically.png|300px|thumb|right|[[Các quốc gia hậu Xô viết]] {{smaller|(Thứ tự abc)}} {{columns |colwidth=10em |colstyle=white-space:nowrap; |col1={{ubl |1. [[Armenia]] |2. [[Azerbaijan]] |3. [[Belarus]] |4. [[Estonia]]}} |col2={{ubl |5. [[Gruzia]] |6. [[Kazakhstan]] |7. [[Kyrgyzstan]] |8. [[Latvia]]}} |col3={{ubl|9. [[Litva]] |10. [[Moldova]] |11. [[Nga]] |12. [[Tajikistan]]}} |col4width=12em |col4={{ubl|13. [[Turkmenistan]] |14. [[Ukraina]] |15. [[Uzbekistan]]}} }} ]]
 
[[Liên Xô|Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết]] (Liên Xô) đã chính thức chấm dứt tồn tại ngày 26 tháng 12 năm 1991 bởi bản tuyên bố số 142-H của [[Xô viết Tối cao]]. Tuyên bố này công nhận nền độc lập của mười hai [[các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết|nước cộng hòa của Liên bang Xô viết]] còn lại (tổng cộng 15 nước) và thành lập [[Cộng đồng các Quốc gia Độc lập]] (CIS). Một ngày trước đó, 25 tháng 12 năm 1991, tổng thống Liên Xô [[Mikhail Gorbachev]] đã từ chức và bàn giao [[Cheget|mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân của Xô Viết]] cho tổng thống Nga [[Boris Yeltsin]]. Vào hồi 7:32 tối cùng ngày, [[quốc kỳ Liên Xô]] đã được hạ xuống từ điện [[Kremli]] và thay thế bằng [[quốc kỳ Nga]].<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/learning/general/onthisday/big/1225.html#article |title=Gorbachev, Last Soviet Leader, Resigns; U.S. Recognizes Republics' Independence |publisher=Nytimes.com |date= |accessdate = ngày 30 tháng 3 năm 2013}}</ref>.
[[Litva]] đã tuyên bố độc lập vào tháng 3 năm 1990, trong tháng 8 năm 1991 [[Estonia]] và [[Latvia]] nối đuôi. Một tuần trước khi chính thức giải tán, 11 trong số 12 nước cộng hòa còn lại của Liên Xô đã ký [[Nghị định thư Alma- Ata]] chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng [[Liên Xô]] đã không còn tồn tại. Sự sụp đổ của quốc gia cộng sản đầu tiên và lớn nhất trên thế giới đã đánh dấu kết thúc [[chiến tranh Lạnh]]. [[Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu|Những cuộc cách mạng năm 1989]] và sự tan rã của Liên bang Xô viết đã dẫn đến sự kết thúc hàng thập kỷ đối đầu giữa [[NATO]] và [[Khối Warszawa]], vốn đã được xem là đặc trưng của Chiến tranh Lạnh.
Dòng 26:
=== Xô viết Trung ương - Vị Tổng Bí thư mới ===
[[Tập tin:Mikhail Gorbachev 1987.jpg|nhỏ|Mikhail Gorbachev năm 1987]]
[[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov]] được [[Bộ Chính trị]] bầu làm [[Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô|Tổng Bí thư]] vào ngày 11 tháng 3 năm 1985, chỉ 3 giờ sau khi [[Konstantin Ustinovich Chernenko]] qua đời. Ở tuổi 54, ông là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị. Mục tiêu chính của Gorbachev là vực dậy nền kinh tế của Liên Xô sau thời kì trì trệ kéo dài do [[Leonid Ilyich Brezhnev]] để lại. Gorbachev sớm nhận ra rằng công việc vực dậy nền kinh tế Liên Xô sẽ là gần như không thể khả thi nếu không thực hiện cải cách hệ thống chính trị và xã hội của quốc gia Cộng sản. Những cải cách bắt đầu từ sự thay đổi nhân sự. Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Gorbachev đưa 2 nhân vật thân tín của ông trở thành ủy viên đầy đủ của Bộ Chính trị là [[Yegor Ligachev]] và [[Nikolai Ryzhkov]], và để tăng cường quyền lực ông thăng chức giám đốc cơ quan an ninh tình báo [[KGB]] [[Viktor Chebrikov]] từ ứng cử viên trở ủy viên đầy đủ trong Bộ Chính trị, và bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng [[Sergei Sokolov]] thành viên ứng cử viên ủy viên Bộ Chính trị. Nikonov đã được đưa vào [[Secretariat of the Communist Party of the Soviet Union|Ban Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô]]
 
Từ năm 1989 trở đi, sự thay đổi theo hướng tự do hóa dẫn đến sự bùng phát của phong trào dân tộc và tranh chấp dân tộc trong các nước cộng hòa khác nhau của Liên Xô vốn đã âm ỉ.<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/1987/01/11/world/origins-of-kazakhstan-rioting-are-described.html |title=Origins Of Kazakhstan Rioting Are Described - New York Times |publisher=Nytimes.com |date = ngày 11 tháng 1 năm 1987 |accessdate = ngày 30 tháng 3 năm 2013}}</ref>. [[Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu|Cuộc cách mạng năm 1989]] để lật đổ chế độ Cộng sản mà Liên Xô áp đặt lên các nước thuộc [[Khối Warszawa|Hiệp ước Warszawa]] (chủ yếu xảy ra trong hòa bình trừ [[cuộc cách mạng Romania|cuộc cách mạng ở Romania]]) làm gia tăng áp lực lên Gorbachev phải cải cách dân chủ, tự do hóa chính trị ([[Glasnost]]/[[Perestroika]]) rộng rãi hơn nữa và nới lỏng quyền tự chủ cho các nước cộng hòa thành viên Liên bang Xô Viết. Dưới sự chủ trì của Gorbachev, [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] vào năm 1989 đã thực hiện các cuộc bầu cử cạnh tranh quy mô hạn chế trong một cơ quan lập pháp trung ương mới, Đại hội đại biểu nhân dân, dù lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động đến năm 1990 mới được dỡ bỏ tại quốc gia cộng sản [[hệ thống đơn đảng|đơn đảng]] này. Một cuộc trưng cầu ngày 17 tháng 3 năm 1991 cho thấy 76,4% công dân Liên Xô bỏ phiếu để giữ lại liên bang. Tuy nhiên [[Estonia]], [[Latvia]], [[Litva]], [[Moldavia]], [[Gruzia]] và [[Armenia]] không tham gia.
Dòng 40:
==Năm 1986==
===Xô viết Trung ương - dấu hiệu tan băng===
Năm 1986, Gorbachev tiếp tục gây sức ép và tập trung mở rộng tự do hóa dân chủ. Ngày 23 tháng 12 năm 1986, [[Andrei Sakharov]] [[người bất đồng chính kiến]] nổi tiếng nhất đã được thả về [[Moskva]] sau gần 7 năm lưu đày sau khi Gorbachev đích thân gọi cho ông để loan báo.<ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/december/23/newsid_2540000/2540121.stm |title=BBC ON THIS DAY &#124; 23 &#124; 1986: Sakharov comes in from the cold |publisher=BBC News |date = ngày 23 tháng 12 năm 1972 |accessdate = ngày 30 tháng 3 năm 2013}}</ref>
 
===Các nước vùng Baltic===
Dòng 47:
===Latvia- Helsinki-86 và các cuộc biểu tình đầu tiên===
[[Hình:Freedom Monument Riga closeup.jpg|thumb|right|upright|Đài tưởng niệm tự do Riga, nơi tập hợp của các cuộc biểu tình đòi độc lập.]]
Nhóm vận động nhân quyền Helsinki-86(tiếng Latvia: Cilvēktiesību aizstāvības grupa) được thành lập vào tháng 7 năm 1986 tại thành phố cảng của Latvia Liepāja bởi ba công nhân: Linards Grantiņš, Raimonds Bitenieks, và Mārtiņš Bariss. Tên của tổ chức được lấy theo [[hiệp định Helsinki]] và năm mà tổ chức được thành lập. Helsinki-86 là tổ chức công khai chống Cộng sản đầu tiên, và tổ chức đầu tiên công khai chống đối mô hình chế độ Xô Viết của Liên Bang Xô Viết. Tổ chức đã tạo ra 1 mô hình cho phong trào ủng hộ độc lập của dân tộc thiểu số khác.
Tại Riga, Latvia, ngày 26 tháng 12 năm 1986, vào buổi sáng sớm sau một buổi hòa nhạc rock, khoảng 300 thanh niên thuộc tầng lớp lao động tập trung tại quảng trường nhà thờ Riga và đổ ra đại lộ Lenin về phía Đài tưởng niệm Tự Do cùng với những tiếng hò hét: "Cút đi Liên Xô! Trả tự do cho Litva!"("Soviet Russia out! Free Latvia!"). Lực lượng an ninh chạm trán với người biểu tình, và một số xe cảnh sát bị lật ngược.
 
Dòng 55:
 
Ngày thứ hai, các cuộc biểu tình biến thành bạo động dân sự với các cuộc đụng độ trên đường phố, tại các trường đại học, các khu ngoại ô giữa quân đội, druzhiniki (quân tình nguyện), các đơn vị dân quân tự vệ với sinh viên Kazakhstan. Nó trở thành một cuộc đối đầu trên quy mô lớn. Các cuộc đụng độ chỉ có thể được kiểm soát vào ngày thứ ba. Theo sau sự kiện Almaty, tiếp tục nổ ra các cuộc biểu tình nhỏ hơn và các cuộc biểu tình tại [[Shymkent]], [[Pavlodar]], [[Karaganda]] và [[Taldykorgan]].
Theo báo cáo của chính quyền Kazakhstan SSR ước tính rằng các cuộc bạo loạn đã thu hút 3000 người<ref>Soviet Riots Worse Than First Reported San Francisco Chronicle. San Francisco, Calif.: ngày 19 tháng 2 năm 1987. pg. 22</ref>. Các ước tính khác cũng cho biết có khoảng 30.000 đến 40.000 người biểu tình với 5.000 bị bắt và bị bỏ tù và một số thương vong không rõ con số.<ref name="MARKED"/> Lãnh đạo Jeltoqsan nói rằng hơn 6000 người đã tham gia biểu tình.<ref name="MARKED">[http://www.rferl.org/featuresarticle/2006/12/1B31A151-3C74-413B-909C-876E8F3020A9.html Kazakhstan: Jeltoqsan Protest Marked 20 Years Later] RadioFreeEurope/RadioLiberty</ref><ref name="BLAME">[http://www.eurasianet.org/resource/kazakhstan/hypermail/200204/0053.shtml "Jeltoqsan" Movement blames leader of Kazakh Communists.] EurasiaNet</ref>
Theo chính phủ Kazakhstan SSR, có 2 trường hợp tử vong trong các cuộc bạo loạn, trong đó có 1 nhân viên cảnh sát tình nguyện và 1 sinh viên. Cả hai đều đã chết vì cú đánh vào đầu.
Khoảng 100 người khác đã bị bắt giữ và một số người khác bị kết án trong các trại lao động.<ref>San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2010, from ProQuest Newsstand.</ref> Nguồn được trích dẫn bởi Thư viện Quốc hội cho rằng ít nhất 200 người đã thiệt mạng hoặc bị hành quyết ngay sau đó. Một số thống kê khác ước tính thiệt mạng hơn 1000. Nhà văn [[Mukhtar Shakhanov]] nói rằng một sĩ quan KGB làm chứng rằng 168 người biểu tình đã thiệt mạng, nhưng con số này vẫn chưa được xác nhận cũng như hầu hết các tài liệu về Jeltoksan lưu trữ ở Moscow.
Dòng 64:
Từ ngày 28 đến 30 tháng 1 năm 1987 Tại phiên họp của Ủy ban Trung ương, [[Mikhail Gorbachev]] đề nghị một chính sách mới về 'dân chủ' trong xã hội [[Liên Xô]]. Cụ thể ông cho rằng cuộc bầu cử [[Đảng Cộng sản Liên Xô|Đảng Cộng sản]] trong tương lai nên cung cấp sự lựa chọn giữa nhiều ứng cử viên, bỏ phiếu kín, tuy nhiên các đại biểu Cộng sản Liên Xô tại Hội nghị đã từ chối đề nghị của Gorbachev và hướng đi dân chủ trong nội bộ Đảng Cộng sản không bao giờ được thực hiện. Ngoài ra Gorbachev dần dần mở rộng phạm vi của Glasnost, và tuyên bố không có vấn đề gì bị giới hạn không được bàn thảo trên truyền thông, mặc dù vậy tầng lớp trí thức vẫn rất thận trọng và họ mất gần một năm để bắt đầu hưởng ứng những lời vận động của Gorbachev. Lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương, kêu gọi hỗ trợ của nhân dân để đổi lấy một việc mở rộng các quyền tự do.
 
Ngày 7 tháng 2 năm 1987 hàng chục tù nhân chính trị được trả tự do, họ là những người thuộc nhóm đầu tiên được phóng thích, từ khi [[Khrushchev]] lên nắm quyền trong thập niên 1950. Ngày 6 tháng 5 năm 1987 Pamyat, một nhóm Dân tộc chủ nghĩa Nga, đã tổ chức một cuộc biểu tình trái phép tại Moscow. Nhà chức trách đã không giải tán cuộc biểu tình, mà còn ngăn chặn xe cộ cho họ đi qua, khi họ tuần hành đến một cuộc gặp gỡ với Boris Yeltsin, người đứng đầu của cho bộ Đảng Cộng sản ở Moskva, và là một trong những đồng minh gần gũi nhất của Gorbachev trong Bộ Chính trị tại thời điểm đó. Ngày 25 tháng 7 năm 1987 một nhóm 300 [[người Tatar Krym]], nhằm kêu gọi quyền được trở về quê hương Krym nơi họ bị trục xuất năm 1944, đã tổ chức một cuộc biểu tình trong vài giờ gần bức tường Kremli, cảnh sát và binh lính chỉ đứng nhìn vì không có lệnh giải tán biểu tình.
 
Ngày 10 tháng 9 năm 1987, sau khi Yegor Ligachev, một nhân vật theo đường lối cứng rắn trong Bộ Chính trị, cho phép hai cuộc biểu tình trái phép trên đường phố Moskva, Boris Yeltsin đã viết đơn từ chức trong khi Gorbachev đang đi nghỉ trên [[Biển Đen]]. Khi Gorbachev nhận được bức thư ông đã choáng váng - không ai trong lịch sử Liên Xô đã tự nguyện rút lui khỏi hàng ngũ của Bộ Chính trị. Vào ngày 27 Tháng 10 năm 1987 trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Cộng sản Liên Xô, Yeltsin thất vọng vì Gorbachev đã không giải quyết bất kỳ vấn đề được nêu trong lá thư từ chức của ông yêu cầu trình bày. Ông bày tỏ sự bất mãn của mình với tốc độ cải cách chậm chạp trong xã hội và phe đối lập với ông từ Ligachev làm cho vị trí của mình không đứng vững, trước khi yêu cầu được từ chức từ Bộ Chính trị. Bên cạnh thực tế là không ai đã từng rút khỏi Bộ Chính trị, không ai trong đảng đã từng có sự táo bạo để nói chuyện với một lãnh đạo của đảng theo cách như vậy trước mặt Ủy ban Trung ương kể từ Leon Trotsky trong những năm 1920. Đáp trả, Gorbachev cáo buộc Yeltsin là "non nớt về chính trị" và "hoàn toàn không có trách nhiệm". Không ai trong Ủy ban Trung ương ủng hộ Yeltsin.
Dòng 75:
====Litva====
 
Ngày 14 tháng 6 năm 1987, khoảng 5000 người tụ tập ở Đài Tưởng niệm Tự do và đặt hoa để tưởng niệm sự kiện Stalin cho [[Đi đày tập thể ở Liên Xô|di dân tập thể]] người Litva năm 1941. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên để tưởng niệm một biến cố mà xảy ra khác với lời nhà nước Liên Xô tường thuật. Việc nhà cầm quyền đã không dập tắt những cuộc biểu tình, động viên nhiều cuộc biểu tình và chúng trở nên lớn hơn tại khắp mọi nơi ở các nước Baltic. Kỷ niệm lớn kế tiếp sau sau cuộc biểu tình phản đối Hiệp ước Xô-Đức là vào ngày 18 tháng 11, ngày độc lập của Latvia vào năm 1918. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1987, hàng trăm cảnh sát và dân sự có vũ trang ngăn chận đường vào quảng trường để ngăn ngừa những lễ kỷ niệm tại đài Tưởng niệm Tự do, nhưng dù vậy hàng ngàn đã xuống đường ở Riga phản đối trong im lặng.<ref>{{chú thích báo|url=http://www.nytimes.com/1987/11/19/world/latvian-protest-reported-curbed.html |title=Latvian Protest Reported Curbed |work= New York Times |date=ngày 19 tháng 11 năm 1987 |accessdate=ngày 30 tháng 3 năm 2013}}</ref>
 
====Estonia====
Vào mùa xuân 1987, một phong trào phản đối nổi dậy chống lại những hầm mỏ [[phosphate]] ở [[Estonia]]. Những chữ ký được thu thập và ở [[Tartu]], các sinh viên tụ tập lại sảnh đường chính của trường đại học để bày tỏ sự thiếu tin tưởng của họ vào chính phủ. Tại một cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 5 năm 1987, những người trẻ tuổi đã xuống đường với biểu ngữ mặc dù bị cấm. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1987, các tù nhân chính trị cũ thành lập nhóm MRP-AEG (Estonians for the Public Disclosure of the Molotov-Ribbentrop Pact) (những người Estonia ủng hộ việc vạch trần công khai Hiệp ước Xô-Đức), mà được dẫn đầu bởi Tiit Madisson. Trong tháng 9 năm 1987, báo ''Edasi'' phát hành một kiến nghị [[Edgar Savisaar]], [[Siim Kallas]], Tiit Made, và Mikk Titma hô hào sự chuyển tiếp của Estonia sang tự trị. Ban đầu nó hướng tới sự độc lập về kinh tế, sau đó một phần nào về sự tự trị về chính trị, Chương trình có tên là, ''Isemajandav Eesti'' ("A Self-Managing Estonia") (Một Estonia tự quản lý). Vào ngày 21 tháng 10, một nhóm biểu tình để tưởng niệm những người đã bỏ mình trong thời kỳ 1918–1920 ([[chiến tranh giành độc lập Estonia]]) mà đã xảy ra ở Võru, đưa tới xung đột với nhóm võ trang. Lần đầu tiên trong nhiều năm, cờ quốc gia Estonia, Xanh, Đen, Trắng được thấy ở nơi công cộng.<ref>{{Chú thích web|url=http://estonia.eu/about-estonia/history/estonias-return-to-independence-19871991.html |tiêu đề=Estonia's return to independence 1987–1991 |nhà xuất bản=Estonia.eu |ngày truy cập=ngày 30 tháng 3 năm 2013}}</ref>
 
====[[Armenia]]: Những lo ngại về môi trường và Nagorno-Karabakh====
Dòng 85:
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1987, khoảng 3.000 người Armenia biểu tình tại [[Yerevan]] than phiền về tình trạng tại hồ [[Lake Sevan]], nhà máy hóa học Nairit, nhà máy hạt nhân Metsamor, và vấn đề ô nhiễm không khí tại Yerevan. Cảnh sát cố gắng ngăn chận cuộc biểu tình, nhưng không làm gì để cản nó khi cuộc tuần hành bắt đầu. Cuộc biểu tình được lãnh đạo bởi các nhà văn người Armenia như Silva Kaputikian, Zori Balayan, và Maro Margarian và các lãnh tụ của tổ chức quốc gia sống còn. Cuộc tuần hành phát xuất từ công trường nhà hát lớn sau khi những người phát biểu, hầu hết là các trí thức, đã nói chuyện với đám đông.
 
Ngày hôm sau đó, 1.000 người Armenia đã tham dự vào một cuộc biểu tình khác kêu gọi cho quyền quốc gia Armenia ở [[Karabagh]]. Những người biểu tình mang áp phích đòi sát nhập Cộng hòa Tự trị Nakhchivan và [[Nagorno-Karabakh]] vào Armenia. Cảnh sát đã cố gắng dùng vũ lực để ngăn chận cuộc tuần hành và sau một vài sự cố, đã giải tán những người biểu tình. Có vẻ là tại Nagorno-Karabakh sẽ xảy ra những cuộc bạo động trong năm tới.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.armeniaforeignministry.com/fr/nk/nk_file/article/49.html |tiêu đề=Ministry of Foreign Affairs of The Republic of Armenia Official Site |nhà xuất bản=Armeniaforeignministry.com |ngày tháng=ngày 18 tháng 10 năm 1987 |ngày truy cập=ngày 23 tháng 6 năm 2011}}</ref>
 
==Năm 1988==
Dòng 343:
==== Estonia ====
{{main article|Tháp truyền hình Tallinn}}
Khi Estonia chính thức khôi phục lại độc lập trong cuộc đảo chính (xem bên dưới) trong tối ngày 20 tháng 8 năm 1991, lúc 11:03 theo giờ [[Tallinn]], nhiều tình nguyện viên Estonia đã vây quanh tháp truyền hình Tallinn trong một nỗ lực cắt đứt các kênh thông tin liên lạc, sau đó họ bị quân đội Liên Xô bắt giữ những vẫn quyết tâm chống lại quân đội Liên Xô. Khi [[Edgar Savisaar]] đối đầu với quân đội Liên Xô trong mười phút, cuối cùng họ rút lui khỏi tháp truyền hình sau một cuộc kháng chiến thất bại chống lại người Estonia.
 
=== Cuộc đảo chính tháng 8 ===
{{chính|Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991}}
[[Tập tin:Image0 ST.jpg|thumb|right|Xe tăng tại [[Công trường Đỏ]] trong cuộc đảo chính 1991]]
Đối mặt với phong trào ly khai, Gorbachev dự tính cải tổ cấu trúc Liên Xô thành một nước ít tập trung hơn. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1991, Gorbachev và một nhóm các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa dự định ký kết hiệp ước liên bang mới, sẽ biến đổi Liên Xô thành một nước liên bang của những nước Cộng hòa độc lập có chung một tổng thống, một chính sách đối ngoại và một quân đội chung. Nó được các nước Cộng hòa Trung Á ủng hộ, vì cần lợi điểm của một thị trường chung để trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là đảng Cộng sản Liên Xô sẽ chỉ kiểm soát kinh tế và đời sống xã hội trong một mức độ nào đó.
 
Những nhà cải cách càng "cấp tiến" ngày càng tin rằng việc chuyển đổi nhanh chóng sang nền [[kinh tế thị trường]] là cần thiết, ngay cả khi nó dẫn đến việc Liên Xô bị tan rã ra thành nhiều nước độc lập. Độc lập cũng là mong muốn của Tổng thống Nga Yeltsin, cũng như những người của chính quyền vùng và địa phương để thoát khỏi tầm kiểm soát của Moscow. Ngược lại, những người muốn bảo vệ tính toàn vẹn của nhà nước và lãnh thổ Liên Xô, những người Nga theo chủ nghĩa Dân tộc, vẫn nắm nhiều quyền lực trong đảng Cộng sản và trong quân đội, phản đối việc làm suy yếu nhà nước Xô viết và cơ cấu quyền lực tập trung của nước Xô viết.
Dòng 357:
[[Gennady Ivanovich Yanayev|Gennady Yanayev]] đã tuyên bố rằng do tình trạng sức khoẻ của tổng thống nên phó tổng thống sẽ thực hiện nhiệm vụ của tổng thống trên cơ sở điều 127, mục 7 của [[Hiến pháp Liên Xô]]. Đồng thời công bố danh sách "[[Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp]]" gồm 8 người, ra lệnh áp dụng [[Tình trạng Khẩn cấp]] ở một số khu vực trong 6 tháng, xe bọc thép chiếm các vị trí quan trọng của Moskva. Các nhà đào chính mong muốn được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, nhưng họ nhận ra rằng hầu hết dân chúng đều chống lại họ, đặc biệt là cuộc biểu tình công khai ở Moscow.
 
Tổng thống Nga Yeltsin lên án cuộc đảo chính và giành được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 20/8, hàng vạn người tụ tập để bảo vệ tòa nhà trắng (trụ sở [[Quốc hội Nga]]) và văn phòng của tổng thống Yeltsin, Các nhà đảo chính đã cố gắng bắt giữ Yeltsin nhưng đều thất bại. Một kế hoạch tấn công vào tòa nhà trụ sở quốc hội của [[alpha (đội đặc nhiệm)|nhóm Alpha]], một trong số các [[lực lượng đặc nhiệm]] của [[KGB]], bị hủy bỏ khi toàn bộ binh lính nhất trí từ chối tuân lệnh. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ của chính phủ, đến bảo vệ quanh tòa nhà quốc hội, chĩa tháp pháo ra ngoài. Sau đó, Yeltsin đã đứng trên chiếc xe tăng và tập hợp đông đảo dân chúng chống lại cuộc đảo chính. biểu tình, bãi công ở nhiều nơi. Các nước [[Ukraina]], Kazakhstan, [[Uzbekistan]]... tuyên bố không áp dụng tình trạng khẩn cấp. Giới chức Nga đòi giải thể "[[Uỷ ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp]]". Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính đã bỏ qua các chương trình phát sóng tin tức nước ngoài, rất nhiều người dẫn ở Moscow đã xem được mọi diễn biến trực tiếp trên kênh [[CNN]]. Ngay cả Gorbachev bị cô lập ngoài đảo cũng có thể theo dõi được kênh phát thanh của BBC trên một chiếc đài bán dẫn.<ref>{{cite journal|last=Gerbner|first=George|author-link=George Gerbner|title=Instant History: The Case of the Moscow Coup|url=http://www.asc.upenn.edu/gerbner/Asset.aspx?assetID=883|date=1993|archive-url=https://web.archive.org/web/20150116221008/http://web.asc.upenn.edu/gerbner/Asset.aspx?assetID%3D883|archive-date=January 16, 2015|journal=[[Political Communication (journal)|Political Communication]]|volume=10|pages=193–203|issn=1058-4609|access-date=24 May 2017|deadurl=yes|df=mdy-all}}</ref>
 
Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, Đại đa số quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản kháng, ủng hộ Yeltsin, cuộc đảo chính thất bại. Các lãnh đạo đảo chính bị bắt giữ và Gorbachev (đang bị [[quản thúc tại gia]] ở ngôi nhà ở [[Bán đảo Krym|Krym]]) quay trở về Moskva dưới sự bảo vệ của các lực lượng trung thành với Yeltsin. Gorbachev được khôi phục chức tổng thống, mặc dù quyền lực của ông đã không còn.
Dòng 380:
[[File:Grand Kremlin Palace façade, 1982-2008.jpg|thumb|left|Năm đại bàng hai đầu người Nga (bên dưới) thay thế biểu tượng nhà nước cũ của Liên Xô và chữ "СССР" (ở trên) ở mặt tiền của Cung điện Kremlin Grand sau khi giải thể Liên Xô.|thế=]]
 
Nghi ngờ vẫn còn về việc liệu các hiệp ước [[Hiệp ước Belavezha|Belavezha]] đã giải thể bất hợp pháp Liên bang Xô viết, vì chỉ được ký kết bởi ba nước cộng hòa. Tuy nhiên, ngày 21 tháng 12 năm 1991, đại diện của 11 trong số 12 nước cộng hòa còn lại - tất cả ngoại trừ Gruzia - đã ký [[Nghị định thư Alma-Ata]], xác nhận việc giải thể Liên minh và chính thức thành lập CIS. Họ cũng "chấp nhận" việc từ chức của Gorbachev. Trong khi Gorbachev không thực hiện bất kỳ kế hoạch chính thức nào để từ chức rời khỏi nhà Trắng, ông đã nói với CBS News rằng ông sẽ từ chức ngay khi CIS được thực thi.<ref>Francis X. Clines, [https://www.nytimes.com/1991/12/22/world/end-soviet-union-11-soviet-states-form-commonwealth-without-clearly-defining-its.html "11 Soviet States Form Commonwealth Without Clearly Defining Its Powers"], ''[[The New York Times]]'', December 22, 1991.</ref>
 
Trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc vào sáng ngày 25 tháng 12 năm 1991, Gorbachev đã từ chức chủ tịch Liên Xô - hoặc, khi ông nói, "Tôi từ chối các hoạt động của tôi tại vị trí Chủ tịch Liên minh các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết." Ông tuyên bố văn phòng đã và tất cả các quyền hạn bị giải thể (như kiểm soát kho vũ khí hạt nhân) được nhượng lại cho Yeltsin. Một tuần trước đó, Gorbachev đã gặp Yeltsin và chấp nhận sự tan rã của Liên Xô. Cùng ngày, Liên Xô Tối cao của Xô Viết Nga đã thông qua một đạo luật để thay đổi tên pháp lý của Nga từ "Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga" thành "Liên bang Nga", cho thấy rằng Liên Bang Nga bây giờ là một quốc gia có chủ quyền.
Dòng 397:
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, Tổng thống Nga [[Vladimir Vladimirovich Putin|Vladimir Putin]] đổ lỗi cho [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] và ủng hộ quyền ly khai chính trị của nước cộng hòa cho sự tan rã của Liên Xô.<ref>{{cite web|url=http://m.sputniknews.com/politics/20160125/1033697183/putin-lenin-destroed-ussr.html|title=Putin: Lenin’s Ideas Destroyed USSR by Backing Republics Right to Secession|date=January 25, 2016|work=sputniknews.com|accessdate=January 26, 2016}}</ref> Putin cũng chỉ trích khái niệm "quốc gia liên bang" của Lenin mà trong đó các thực thể có quyền được [[ly khai]], ông cho là khái niệm này đóng góp một phần lớn vào [[Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu|sự tan rã của Liên Xô năm 1991]]. Một ngày sau, theo thông tấn xã Nga TASS, ông giải thích rõ hơn ý câu nói của mình: ''"Ý tôi muốn nói về cuộc tranh luận giữa [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] và Lênin về việc cần xây dựng Liên bang Xô Viết như thế nào. Hồi đó Stalin đưa ra ý tưởng tự trị hóa Liên bang xô viết, theo đó, các chủ thể của Nhà nước tương lai sẽ gia nhập Liên Xô trên cơ sở tự trị với những quyền hạn rộng lớn. Lenin đã kịch liệt chỉ trích lập trường của Stalin và cho rằng ý tưởng đó không hợp thời”''. Putin nói Lênin chủ trương ''“thành lập Liên Xô trên cơ sở bình đẳng hoàn toàn, các chủ thể (những nước cộng hòa tự trị) có quyền tách ra khỏi Liên bang”'', điều này tuy tôn trọng nguyên tắc bình đẳng dân tộc nhưng lại trở thành mầm mống pháp lý gây tan rã Liên Xô sau này.<ref>{{Chú thích web|url=https://tass.ru/obschestvo/2613497|tiêu đề=TACC: Путин: к таким вопросам, как захоронение тела Ленина, нужно подходить аккуратно|website=}}</ref>
 
Sự sụp đổ của các mối quan hệ kinh tế theo sau sự sụp đổ của Liên Xô đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và sự sụp đổ thảm khốc trong các tiêu chuẩn sống ở các quốc gia hậu Xô viết và Khối Đông cũ,<ref>[http://news.bbc.co.uk/1/hi/business/966616.stm "Child poverty soars in eastern Europe"], BBC News, October 11, 2000</ref> thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc [[Đại suy thoái]].<ref>[http://worldbank.org/transitionnewsletter/janfeb2002 "What Can Transition Economies Learn from the First Ten Years? A New World Bank Report"], ''Transition Newsletter'', World Bank, [http://www.k-a.kg/?nid=5&value=6 K-A.kg]</ref><ref name=Russia>[https://www.nytimes.com/2000/10/08/books/who-lost-russia.html "Who Lost Russia?"], ''The New York Times'', October 8, 2000</ref> Nghèo đói và bất bình đẳng kinh tế gia tăng đột biến; giữa 1988/1989 và 1993/1995, [[Hệ số Gini]] tăng trung bình 9 điểm cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ.<ref>{{cite book | last = Scheidel| first = Walter | author-link =Walter Scheidel| title =The Great Leveler: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century | publisher = [[Princeton University Press]]| location =| year =2017 | isbn =978-0691165028|page=222|url=https://books.google.com/books?id=NgZpDQAAQBAJ&lpg=PP1&pg=PA222#v=onepage&q&f=false}}</ref> Ngay cả trước cuộc khủng hoảng tài chính của Nga năm 1998, GDP của Nga chỉ bằng một nửa so với những gì đã có trong đầu những năm 1990.<ref name=Russia /> Trong nhiều thập kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chỉ có năm hoặc sáu tiểu bang hậu cộng sản đang trên con đường tham gia vào tư bản giàu có của phương Tây, trong khi hầu hết đều bị tụt hậu, một số đến mức phải mất hơn 50 năm phát triển để bắt kịp lại vị trí cũ trước khi kết thúc chủ nghĩa cộng sản.<ref>{{cite book |last=Ghodsee|first=Kristen|date=2017 |title=Red Hangover: Legacies of Twentieth-Century Communism|url=https://www.dukeupress.edu/red-hangover|location= |publisher=[[Duke University Press]]|pages=63 |isbn=978-0822369493|author-link=Kristen R. Ghodsee}}</ref><ref>{{Cite journal | doi = 10.1080/05775132.2015.1012402| title =After the Wall Fell: The Poor Balance Sheet of the Transition to Capitalism| journal =[[Challenge (economics magazine)|Challenge]]| volume = 58| issue = 2| pages =135-138| year = 2015| last1 = Milanović | first1 = Branko|authorlink=Branko Milanović}}</ref>
 
=== Thành viên Liên Hiệp Quốc ===
Dòng 432:
 
===Sự phản bội của [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov]] và những thành phần cơ hội===
Theo [[đảng Cộng sản Việt Nam]], trong lĩnh vực chính trị, Gorbachyov đã thay dần những người trung thành với học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô bằng những phần tử cơ hội, tham nhũng cùng chí hướng với mình vào bộ máy của Đảng và Nhà nước, tước bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo của Đảng. Trong kinh tế, quá trình cổ phần hóa, tư hữu hóa bị cố tình thực hiện sai nguyên tắc, tạo ra những kẻ tham ô, tham nhũng, định giá tài sản nhà nước một cách rẻ mạt.<ref>http://daidoanket.vn/chuyen-de/mikhail-gorbachev-phan-boi-tren-dinh-olympus/82117</ref> Chính [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov]] đã phản bội lại lý tưởng mà ông ta đã theo đuổi. Đường lối cải tổ của [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov]] đã xuất hiện rất nhiều sai lầm. Trong quan hệ với đồng sự, Gorbachyov là con người né tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn ngoan và có kỹ năng và chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan điểm của mình.
 
Gorbachyov đã để cho vợ mình, một người không có chức vụ, tham gia một cách bình đẳng vào việc thông qua các quyết định ở cấp cao nhất. Theo những đề nghị của bà, người ta đã hạ bệ nhiều quan chức cao cấp, nhiều chuyên gia giỏi để dành những vị trí đó cho những kẻ không hề hình dung nổi nhiệm vụ được giao phó, những người không hợp với bà ta không hề có cơ hội được đảm nhận chức vụ. Chính sự tham gia này đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ.