Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:54CD:58C0:BDC4:FFAE:DCCD:2192 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Thusinhviet
Thẻ: Lùi tất cả
n replaced: → using AWB
Dòng 85:
Do Tùy Dạng Đế hao phí một lượng lớn nhân lực vật tư, lại chinh thảo tứ xứ, khiến quốc lực triều Tùy tiêu hao quá nhiều. Trong đó, nghiêm trọng nhất là chiến tranh với Cao Câu Ly, cuộc chiến này là nguyên nhân khiến cho triều Tùy suy vong.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,9頁</ref> Thời Tùy sơ, [[Đột Quyết hãn quốc]] rất lớn mạnh, đương thời thường tiến đánh vào đất Tùy, triều Tùy bị buộc phải xây Trường Thành và cho trọng binh trú thủ. Tháng 5 ÂL năm [[582]], Đột Quyết suất 40 vạn đại quân, đánh vào Trường Thành. Tháng 4 ÂL năm [[583]], quân Tùy phân làm 8 lộ bắc phạt Đột Quyết. Tướng Tùy dùng kế ly gián của [[Trưởng Tôn Thịnh]], khiến hai bộ Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết hỗn chiến với nhau. Năm 599, [[Đột Lợi khả hãn]] của Đông Đột Quyết chiến bại hàng Tùy, đến năm [[611]] thì [[Xử La khả hãn]] của Tây Đột Quyết cũng hàng Tùy. Năm 605, tướng Tùy [[Vi Vân Khởi]] suất binh Đột Quyết đánh bại [[Khiết Đan]], cơ bản giải quyết mối lo từ phương bắc. Ngoài phương bắc ra, ở khu vực Lũng Tây-[[Thanh Hải (Trung Quốc)|Thanh Hải]] có [[Thổ Dục Hồn|Thổ Dục Hồn hãn quốc]], đương thời thường có xung đột với triều Tùy; năm [[596]], Tùy Văn Đế phái [[Quang Hóa công chúa]] hòa thân với Thổ Dục Hồn để an phủ, năm [[608]], Tùy Dạng Đế phái quân chiếm lĩnh Thổ Dục Hồn. Năm sau, Tùy Dạng Đế tây tuần [[Trương Dịch]], có đến bốn quận Hà Nguyên (nay ở đông nam [[Hưng Hải]], Thanh Hải), Tây Hải (nay ở Hồ Tây, Thanh Hải), [[Thiện Thiện]] (nay ở [[Nhược Khương]], [[Tân Cương]]), Thả Mạt (nay ở tây nam [[Thả Mạt]], Tân Cương).<ref name="西域會1">《隋書•煬帝志》:「壬子,高昌王麹伯雅來朝,伊吾吐屯設等獻西域數千里之地。上大悅。癸丑,置西海、河源、鄯善、且末等四郡。」</ref> Quân chủ và đại thần 27 nước Tây Vực nối tiếp nhau đến triều kiến Tùy đế, thương nhân các nước tập trung tại Trương Dịch để tiến hành giao dịch.<ref name="西域會2">《隋書•煬帝紀》:「丙辰,上禦觀風行殿,盛陳文物,奏九部樂,設魚龍蔓延,宴高昌王、吐屯設於殿上,以寵異之。其蠻夷陪列者三十餘國。戊午,大赦天下。」</ref>
 
Năm [[602]], Tùy Văn Đế sai [[Lưu Phương]] (劉方) đem quân 27 doanh sang đánh nước [[Vạn Xuân]], [[Hậu Lý Nam Đế]] [[Lý Phật Tử]] sợ không địch nổi nên đầu hàng.<ref>[[Việt Nam sử lược]], [[:s:Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương IV|chương IV: nhà Tiền Lý]]</ref> Năm [[605]], Tùy Dạng Đế nghe nói ở nước [[Lâm Ấp]] có nhiều của cải, bèn sai Lưu Phương đem quân đi đánh. Lưu Phương đánh bại được quân Lâm Ấp dưới quyền quốc vương [[Phạm Phạm Chí]] (梵笵志), song bị bệnh và qua đời trên đường về.<ref>Việt Nam sử lược [[:s:Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương V|Chương V: Bắc thuộc lần thứ ba]]</ref> Trận này quân Tùy cũng tổn thất khá nhiều.
 
Hai nước [[Bách Tế]] và [[Tân La]] ở nam bộ [[bán đảo Triều Tiên]] là nước phiên thuộc của Tùy, họ hy vọng có thể mượn lực lượng của Tùy để chế phục [[Cao Câu Ly]]. Đương thời, tại [[Oa Quốc]] (tức [[Nhật Bản]]), phái cải cách của [[Thánh Đức Thái tử|Thánh Đức thái tử]] chấp chính, ông phái "[[khiển Tùy sứ]]" để học tập văn hóa và chế độ điển chương của triều Tùy. Giữa hai nước do vấn đề xưng hô đế vương nên về mặt ngoại giao phát sinh tranh chấp về lễ nghi.<ref name="日出天子致書日沒天子">《資治通鑑•第一百八十一卷》:「大業三年,其王多利思比孤遣使朝貢‧‧‧‧其國書曰『日出處天子致書日沒處天子無恙』云云。帝覽之不悅,謂鴻臚卿曰:「蠻夷書有無禮者,勿復以聞。」</ref> song cũng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương. Triều Tùy chinh thảo Cao Câu Ly theo tuyên bố là do Cao Câu Ly có ý đồ khuếch trương thế lực; khi Tùy hy vọng kiến lập thể chế triều cống, Cao Câu Ly không nghe theo, hai bên do vậy động binh. Tổng cộng, triều Tùy 4 lần phát binh chinh thảo Cao Câu Ly, khiến cho hàng triệu người thiệt mạng, nhân dân trong nước vì thế mà hết sức bất mãn với Tùy Dạng Đế. Trong thời gian tiến hành lần chinh thảo Cao Câu Ly lần thứ 4, Tùy bùng phát [[Tùy mạt Đường sơ|dân biến]], tướng Tùy tương kế làm phản, triều Tùy tiến đến chỗ diệt vong.
Dòng 312:
| [[Tùy Dạng Đế|Dạng Đế]] (煬帝) || Thế Tổ || Dương Quảng (楊廣) || [[605]]-[[618]] || Đại Nghiệp (大業) [[605]]-[[617]]
|-
| [[Tùy Cung Đế|Cung Đế]] (恭帝) || || Dương Hựu (楊侑) || [[617]]-[[618]] || Nghĩa Ninh (義寧) [[617]]-[[618]]
|}