Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự đông máu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.167.192.240 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 115.76.55.240
Thẻ: Lùi tất cả
n replaced: → (5) using AWB
Dòng 7:
== Sinh lý học ==
=== Hoạt hóa tiểu cầu ===
Tổn thương thành mạch máu làm bộc lộ [[collagen]] bình thường vốn chỉ hiện diện bên dưới lớp [[nội mạc]]. Tiểu cầu tuần hoàn trong máu gắn vào collagen trên các thụ thể [[glycoprotein]] Ia/IIa bề mặt đặc hiệu với collagen. Sự gắn kết này sau đó được gia cố bởi một protein có tên là [[yếu tố von Willebrand]] (vWF), với vai trò tạo các liên kết giữa glycoprotein Ib/IX/V tiểu cầu với các sợi collagen.
 
Sau đó tiểu cầu được hoạt hóa và tiết các chất từ những hạt trong bào tương tiểu cầu vào [[huyết tương]], đến lượt mình, các chất này hoạt hóa các tiểu cầu khác. Tiểu cầu thay đổi hình dạng, bộc lộ bề mặt phospholipid cần cho sự bám dính của các yếu tố đông máu. Fibrinogen nối kết các tiểu cầu gần nhau bằng cách tạo ra các liên kết thông qua glycoprotein IIb/IIIa. Ngoài ra, tiểu cầu còn được hoạt hóa bởi [[thrombin]].
Dòng 15:
Dòng thác đông máu của quá trình cầm máu thứ phát có hai con đường, ''con đường kích hoạt qua tiếp xúc'' (còn gọi là con đường nội sinh) và ''con đường yếu tố mô'' (con đường ngoại sinh) cùng dẫn tới sự hình thành ''sợi huyết''. Theo truyền thống, người ta cho rằng dòng thác đông máu gồm hai con đường quan trọng như nhau cùng gặp nhau ở một đoạn đường chung. Thực ra, con đường chủ yếu (thường gặp nhất) khởi phát sự đông máu là con đường ''yếu tố mô''. Các con đường đều là một chuỗi các phản ứng, trong đó một [[zymogen]] (tiền chất bất hoạt của [[enzym]]e) của một [[serine protease]] và đồng yếu tố [[glycoprotein]] của nó được hoạt hóa để trở thành các thành phần hoạt động và xúc tác cho phản ứng tiếp theo trong dòng thác, cuối cùng hình thành các sợi huyết liên kết chéo với nhau. Các yếu tố đông máu thường được ký hiệu bằng các [[số La Mã|chữ số La Mã]], với một chữ a viết thường đính kèm để chỉ dạng hoạt hóa (active).
 
Các yếu tố đông máu thường là các enzyme serine protease. Một số ngoại lệ bao gồm yếu tố VIII và yếut tố V là các glycoprotein; yếu tố XIII là một [[transglutaminase]]. Serine proteases hoạt động bằng cách cắt các protein khác ở các vị trí đặc hiệu. Yếu tố đông máu tuần hoàn dưới dạng các zymogen bất hoạt.
 
Dòng thác đông máu theo truyền thống được chia làm ba con đường, con đường ''yếu tố mô'' và con đường ''hoạt hóa qua tiếp xúc'' cả hai cùng kích hoạt con đường "chung" của yếu tố X, thrombin và fibrin.
 
==== Con đường yếu tố mô ====
Vai trò chính của con đường yếu tố mô là hình thành một "sự bùng nổ thrombin", một quá trình trong đó [[thrombin]] hình thành nhanh chóng. Yếu tố VIIa lưu hành trong máu với một lượng nhiều hơn so với các yếu tố đông máu được hoạt hóa khác.
 
* Tiếp sau sự tổn thương mạch máu, yếu tố mô (Tissue Factor - TF) do tế bào nội mô tiết ra, tạo một phức hợp với yếu tố VII, để hoạt hóa yếu tố này (hình thành TF-VIIa).
Dòng 45:
=== Các chất ức chế ===
Có ba cơ chế kiểm soát dòng thác đông máu. Bất thường của các cơ chế này dẫn đến tình trạng dễ tạo cục máu đông:
* [[Protein C]] là chất kháng đông sinh lý chính. Đó là một enzyme serine protease phụ thuộc vitamin K được thrombin hoạt hóa thành APC (activated protein C). Dạng hoạt hóa (cùng với protein S và phospholipid đóng vai trò đồng yếu tố) làm thoái hóa các yếu tố Va và VIIIa. Thiếu về lượng hoặc về chất của một trong các kháng đông trên có thể dẫn đến [[bệnh máu dễ đông]]. Rối loạn hoạt động của protein C (kháng rotein C hoạt hóa), thí dụ [[yếu tố V Leiden]] hoặc yếu tố VIII nồng độ cao cũng có thể dẫn đến tình trạng máu dễ đông.
* [[Antithrombin]] cũng là một chất ức chế serine protease ([[serpin]] - serin protease inhibitor) có vai trò làm thoái hóa các serine protease; thrombin và yếu tố Xa, cũng như các yếu tố XIIa và IXa. Chất này thường ở tình trạng hoạt hóa, nhưng sự kết dính antithrombin vào các yếu tố trên chỉ tăng lên khi có mặt [[heparan sulfat]] (một [[glycosaminoglycan]]) hoặc dùng thuốc [[heparin]] (những chất dạng heparin khác cũng làm tăng ái lực đối với yếu tố Xa, thrombin, hoặc cả hai). Thiếu hụt về chất lượng hoặc số lượng của antithrombin (bẩm sinh hay mắc phải, v.d. trong bệnh [[đái protein]]) cũng có thể đưa đến tình trạng máu dễ đông.
* [[Chất ức chế con đường yếu tố mô]] (TFPI - Tissue factor pathway inhibitor) ức chế yếu tố sự hoạt hóa các yếu tố IX và X có liên quan đến yếu tố VIIa sau khi sự hoạt hóa này khởi động.
 
=== Sự tan fibrin ===