Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
n replaced: → (2) using AWB
Dòng 28:
Căn cứ vào [[Tuyên ngôn Nhân quyền]], Human Rights Watch phản đối hành vi vi phạm của những gì được coi là quyền cơ bản của con người, bao gồm cả án [[tử hình]] và phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Human Rights Watch ủng hộ quyền tự do kết hợp với các quyền cơ bản của con người, như [[tự do tôn giáo]] và [[tự do báo chí]].
 
Human Rights Watch ra báo cáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế theo quy định của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và các quyền con người mà quốc tế công nhận. Những báo cáo này được sử dụng làm cơ sở cho việc thu hút sự chú ý quốc tế về các vụ lạm dụng và gây sức ép với chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm cải cách theo chiều hướng tốt hơn. Các nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực tế nhiệm vụ để điều tra trường hợp nghi ngờ và đưa ra tuyên bố trên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế. Vấn đề đặt ra trong các báo cáo nhân quyền này bao gồm: [[phân biệt đối xử]] xã hội và [[phân biệt giới tính]], [[tra tấn]], [[sử dụng trẻ em trong quân đội]], [[tham nhũng chính trị]], lạm dụng trong các hệ thống tòa án, và [[hợp pháp hoá phá thai]].<ref name="OH" /> Human Rights Watch ghi lại và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật và [[luật nhân đạo quốc tế]] trong các cuộc [[chiến tranh]].
 
==Giải thưởng==
Dòng 40:
Human Rights Watch là một trong sáu tổ chức phi chính phủ quốc tế nằm trong một liên minh [[Coalition to Stop the Use of Child Soldiers]] (Liên minh làm ngừng việc sử dụng các binh lính trẻ em) vào năm 1998. Tổ chức này cũng là đồng chủ tịch của [[Chiến dịch Quốc tế Cấm Bom mìn]], một liên minh toàn cầu của các nhóm xã hội dân sự đã vận động hành lang thành công để khai sinh [[Hiệp ước Ottawa]], một hiệp ước cấm sử dụng bom mìn chống cá nhân.
 
Human Rights Watch là một thành viên sáng lập của [[tổ chức IFEX]] (International Freedom of Expression Exchange), một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ theo dõi kiểm duyệt trên toàn thế giới. Tổ chức này cũng đồng sáng lập Cluster Munition Coalition (Liên minh cấm các loại vũ khí), đưa ra một công ước quốc tế cấm vũ khí. Human Rights Watch có hơn 275 nhân viên - các chuyên gia, luật sư, nhà báo tầm cỡ quốc gia, và các viện nghiên cứu - hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.<ref name="WWA">{{Chú thích web|url=http://www.hrw.org/en/node/75136|tiêu đề=Who We Are |nhà xuất bản=Human Rights Watch|ngày truy cập = ngày 23 tháng 7 năm 2009}}</ref>
 
Giám đốc điều hành hiện tại của Human Rights Watch là [[Kenneth Roth]], người đã giữ vị trí này từ năm 1993. Roth đã tiến hành điều tra về sự lạm dụng ở [[Ba Lan]] sau khi nước này tuyên bố thiết quân luật vào năm 1981. Sau đó ông tập trung vào [[Haiti]], nơi vừa thoát khỏi chế độ độc tài Duvalier nhưng vẫn gặp khó khăn. Những nhận thức về quyền con người của Roth bắt đầu với những câu chuyện cha ông đã kể cho ông nghe về cuộc trốn chạy khỏi Đức Quốc Xã vào năm 1938. Ông tốt nghiệp trường luật Yale và [[Brown University]].