Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tùy Văn Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chính sự suy bại: replaced: → using AWB
n →‎Chính sự suy bại: replaced: → using AWB
Dòng 166:
Sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tùy áp dụng luật lệ của mình cho người dân miền nam-điều này khiến tầng lớp quý tộc miền nam bất mãn, vì họ mất đi nhiều quyền lợi từng được hưởng dưới thời Nam triều. [[Tô Uy]] do đó đã viết một cuốn sách gọi là ''Ngũ khảo'' (văn bản này đến nay không còn nữa), có nội dung tuyên truyền về công đức của triều đại mới và buộc người dân ở vùng đất mới bị chinh phạt phải trung thành với Tùy triều, buộc các quý tộc miền nam phải thuộc nằm lòng, điều này khiến họ càng bất mãn. Khi có tin đồn rằng nhà Tùy dự định dời dân cư ở Kiến Khang và Dương Châu về hết Quan Trung vào đầu năm [[590]], người dân ở đây đã nổi dậy. Nhà Tùy cử [[Dương Tố]] đem quân dẹp loạn. Vì quân khởi nghĩa tuy đông mà không có tổ chức chặt chẽ và thiếu sự chỉ huy thống nhất, nhà Tùy đã dễ dàng dập tắt được chỉ trong chưa đến một năm<ref name="TTTG177" />.
 
Mùa xuân năm 592, con trai [[Tô Uy]] là [[Tô Quỳ]] cùng Quốc tử bác sĩ [[Hà Thỏa]] luận về chế độ âm nhạc trong cung, nhiều người khác trong cuộc thảo luận sợ uy quyền của Tô Uy nên hùa theo Tô Quỳ, phản đối ý kiến ở Hà Thỏa. Trong sự giận dữ, Hà Thỏa tố cáo [[Tô Uy]] cùng Lư Khải, Tiết Đaoh Hành, Vương Hoằng, Lý Đồng,... kết bè đảng trong triều. Văn Đế sau khi phái Thục vương [[Dương Tú]] và [[Ngu Khánh]] điều tra sự việc, đã miễn quan tước của [[Tô Uy]]. Sau sự kiện này, [[Cao Quýnh]] và [[Dương Tố]] trở thành hai nhân vật đứng đầu trong triều đình. Khi [[Hạ Nhược Bật]] phàn nàn với Văn Đế rằng đáng lẽ người chấp chính tiếp theo nên là ông ta, Văn Đế lại cách chức tước của cả Bật, tuy nhiên đến năm sau thì phục lại; và [[Tô Uy]] cũng được tha bổng vào năm [[595]]<ref name="TTTG178">''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷178|quyển 178]]</ref>.
 
Năm [[593]], Tùy Văn Đế cho xây dựng cung điện mùa hè, gọi tên là [[Cung Nhân Thọ]]<ref>仁壽宮, nay thuộc địa phận [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]]</ref>, giao cho [[Dương Tố]] phụ trách đôn đốc. Cung này cách thành Đại Hưng ở Trường An hơn 200 dặm. Trên đường đến cung còn cho xây thêm 12 tòa li cung. Dương Tố hết sức hà khắc, khiến người đi phu quá sức mà chết đến cả vạn người, lại đẩy thây xuống hố, lấy đất đá lấp lại. Mùa xuân năm [[595]], cung điện được xây xong, Văn Đế đích thân thị sát, thấy quá ư xa hoa tráng lệ, không hợp với chính sách tiết kiệm mà mình đề ra, nên trách cứ Dương Tố. Độc Cô hoàng hậu bênh vực cho Tố, giải thích rằng Hoàng đế cũng cần có chỗ tiêu khiển, và Tố làm vậy cũng chỉ là tỏ lòng trung thành, cho nên Tố chẳng những không bị phạt mà còn được trọng thưởng nữa<ref>''[[Tùy thư]]'', [[:zh:s:隋書/卷48|quyển 48]]</ref>.